Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Về việc thí nghiệm nén tĩnh cọc bê tông cốt thép

Câu hỏi của bạn Pham Thi Hong Hanh hỏi :

Cơ quan tôi đang chứng nhận đử điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng cho công trình XYZ. Vâỵ cơ quan tôi có được phép thí nghiệm nén tĩnh cọc BTCT tại công trình XYZ trên nữa không?

Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Theo thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/09/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng thì tổ chức kiểm tra được lựa chọn là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng phù hợp với loại công trình được chứng nhận, đáp ứng các yêu cầu sau:

Tham khảo làm tủ bếp tại Hà Nội
Dịch vụ làm bàn thao tác công nhân uy tín
a) Yêu cầu về điều kiện năng lực:

- Có đủ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật theo quy định thuộc các chuyên ngành phù hợp với nội dung kiểm tra nêu tại Khoản 2 của Mục này, tương ứng với quy mô công trình được chứng nhận;

- Cá nhân chủ trì việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực phải có năng lực chủ trì thiết kế kết cấu công trình phù hợp với loại và cấp công trình được chứng nhận;

- Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất.

b) Yêu cầu đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực:

- Không tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận;

Tham khảo in decal tại Hà Đôngin đề can giá rẻ

- Độc lập về tổ chức và tài chính: không có quan hệ phụ thuộc về tổ chức với chủ đầu tư, với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án của chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau đối với chủ đầu tư và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án.

Dịch vụ uy tín làm biển inox chất lượng bảo hành sản phẩm và gia công chữ inox tốt nhất bảo hành

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Nghiệm thu Dự thảo Tiêu chuẩn “Kết cấu nhà bê tông cốt thép toàn khối - Yêu cầu thiết kế”

Hội đồng KHCN Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài nghiên cứu biên soạn “Tiêu chuẩn kết cấu nhà bê tông cốt thép toàn khối - Yêu cầu thiết kế” do Viện Khoa học công nghệ xây dựng chủ trì thực hiện. Tiến sĩ Nguyễn Trung Hòa là Chủ tịch Hội đồng.

Tại Hội nghị, đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày báo cáo thuyết minh và các nội dung của Dự thảo Tiêu chuẩn. Theo đó, Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế kết cấu bê tông toàn khối của nhà ở và công trình dân dụng sử dụng bê tông nặng không ứng suất trước, có chiều cao dưới 75m.
Đánh giá về nội dung Dự thảo Tiêu chuẩn, các chuyên gia phản biện và các thành viên Hội đồng nghiệm thu đều nhất trí về tính cấp thiết cũng như các nội dung cơ bản của Tiêu chuẩn này, đồng thời cho rằng Dự thảo Tiêu chuẩn đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp với yêu cầu thực tế.
Xem báo giá gia công chữ inox cạnh tranh

Để Dự thảo Tiêu chuẩn được hoàn thiện và ban hành, các thành viên của Hội đồng cũng đóng góp thêm một số ý kiến về vấn đề thuật ngữ chuyên ngành, bố cục và cách trình bày, trong đó có việc đề nghị nhóm nghiên cứu kế thừa Tiêu chuẩn “TCVN 198:1997 – Nhà cao tầng - Thiết kế bê tông cốt thép toàn khối”, bổ sung thêm những yêu cầu cơ bản nhất phục vụ cho việc thiết kế kết cấu bê tông cốt thép nhà cao tầng có chiều cao không quá 75m (25 tầng).
Sản phẩm của đề tài đã được Hội đồng bỏ phiếu thông qua với kết quả xếp loại Khá.
Xem thêm dịch vụ khảo sát địa hình tại VIET BUILD

Xem thêm dịch vụ làm biển công ty chất lượng, dịch vụ làm biển chữ nổi bảo hành dài hạn và dịch vụ làm chữ inox uy tín nhất

Bộ Xây dựng hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh 2000 tấn xi măng để khắc phục thiệt hại do mưa lũ

Ngày 03/8/2015, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã có chuyến thị sát tình hình mưa lũ tại tỉnh Quảng Ninh. Bộ trưởng đã đến thăm, tặng quà gia đình anh Hoàng Văn Cung là nạn nhân chất độc da cam phường Hà Khánh, TP Hạ Long; thăm gia đình có 8 người cùng tử nạn tại phường Cao Thắng TP Hạ Long.

Làm việc với đoàn công tác của Bộ Xây dựng, về phía lãnh đạo địa phương có đồng chí Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và một số lãnh đạo các Sở, ban ngành.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại mà tỉnh Quảng Ninh phải gánh chịu trong các trận mưa lớn gây lũ vừa qua, đồng thời đánh giá cao công tác chủ động phòng chống bão lụt của tỉnh và sự vào cuộc của các cấp các ngành để giảm thiểu các thiệt hại.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đề nghị chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh khẩn trương có giải pháp khắc phục sớm nhất các thiệt hại về cơ sở hạ tầng, bảo đảm sinh hoạt cộng đồng sớm được ổn định trở lại.
Bộ trưởng nhấn mạnh, hậu quả sau trận mưa lũ đã cho thấy những nhược điểm trong quy hoạch các tuyến dân cư tại đô thị Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung còn những bất hợp lý cần rút kinh nghiệm và sớm có kế hoạch khắc phục.

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn tính mạng của người dân trong vùng lũ lụt. Các ngành chức năng cần sớm quy hoạch lại các điểm dân cư phục vụ công tác tái định cư cho người dân bị mất nhà ở theo hướng rà soát và phân bố các điểm cư trú an toàn cho dân khi mưa lũ kéo về. Với chức năng của mình, Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ tư vấn để Quảng Ninh làm tốt nhất công tác quy hoạch điểm dân cư an toàn. Đối với những nơi bị thiệt hại nặng, Bộ Xây dựng sẽ cử cán bộ có chuyên môn phối hợp với Sở Xây dựng Quảng Ninh hỗ trợ sớm xây dựng các điểm tái định cư phù hợp. 
Trong chuyến thị sát này, Bộ Xây dựng hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh 2.000 tấn xi măng để giúp các địa phương và nhân dân khắc phục các thiệt hại do mưa lũ.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc cảm ơn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ kịp thời với bà con nhân dân tỉnh Quảng Ninh, và mong muốn Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hỗ trợ địa phương trong thời gian tới./.
Xem thêm dich vụ thí nghiệm nén tĩnh cọc tại VIET BUILD

Nhà cao tầng ở Việt Nam cần có một định hướng phát triển mới

Xây dựng mới nhà cao tầng ngày nay chỉ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm phát triển ở châu Á, châu Phi. Trong khoảng hai năm gần đây, loại hình nhà cao tầng được xây dựng nhiều ở Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nó thì những công trình nhà cao tầng


Phát triển chung cư cao tầng từ lâu đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và ở Việt Nam không là ngoại lệ.
Trên thế giới, nhà cao tầng, siêu cao tầng và nhà chọc trời đã được đón nhận từ lâu và được xây dựng rất nhiều trong đô thị các nước đã và đang phát triển. Thậm chí, tại nhiều thành phố, nhất là các thành phố có lịch sử phát triển nhà cao tầng lâu đời như Chicago, New York… tốc độ phát triển nhà cao tầng chậm hẳn lại, ít có xây mới mà chủ yếu là cải tạo để hoàn thiện hơn vì đã có quá nhiều.
Xây dựng mới nhà cao tầng ngày nay chỉ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và chậm phát triển ở châu Á, châu Phi. Trong khoảng hai năm gần đây, loại hình nhà cao tầng được xây dựng nhiều ở Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nó thì những công trình nhà cao tầng đang gây ra những ảnh hưởng và biến đổi bất lợi về môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái.
(xem thêm dịch vụ thí nghiệm nén tĩnh cọc tại VIETBUILD)

Một số vấn đề tồn tại trong quy hoạch kiến trúc, xây dựng và môi trường trong nhà cao tầng ở Việt Nam
Quy hoạch nhà cao tầng: Hiện nay Nhà nước vẫn chưa có những chính sách phù hợp cho vấn đề quản lý xây dựng nhà cao tầng. Mặc dù, vẫn có một số quy định, hướng dẫn của Bộ Xây dựng về chỉ tiêu số tầng cao và mật độ xây dựng cho các công trình cho từng khu vực, từng khu phố, nhưng thực tế vấn đề quản lý xây dựng các nhà cao tầng không phải lúc nào cũng đúng với quy định.
Hiện nay có rất nhiều cao ốc do tư nhân bỏ tiền ra đầu tư với quy mô nhỏ nhằm làm văn phòng hoặc cho các công ty thuê, diện tích đất xây dựng chỉ khoảng 100-200m2 với số tầng cao phổ biến từ 9-15 tầng. Đây là một loại hình đầu tư xây dựng khá phổ biến hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên nhiều khu phố, thậm chí ngay cả trong những khu phố được quy định xây không quá 4 tầng.
Đặc điểm của các cao ốc dạng này là hầu hết đều được xen cấy vào các dãy phố mặt tiền, với mật độ xây dựng 100%. Xung quanh không có khoảng trống dành cho cây xanh, mặt nước, vỉa hè không đủ rộng, không có khoảng lùi theo tiêu chuẩn, phần lớn đều không có tầng hầm để xe, hoặc có thì nhỏ không đáp ứng đủ diện tích cho người sử dụng công trình… Các nhược điểm trên trước mắt làm xấu đi bộ mặt cảnh quan chung của các khu phố và nguy hại hơn về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến các vấn đề sinh khí hậu, môi trường xung quanh.
Các công trình cao tầng có quy mô lớn, do Nhà nước hoặc các công ty lớn đầu tư xây dựng được quan tâm hơn trong vấn đề quản lý quy hoạch, khoảng lùi, dân số, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng, cây xanh, giao thông… đảm bảo tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành… Nhưng cũng mới chỉ giải quyết chủ yếu cơ bản từng công trình riêng lẻ, chưa thể kiểm soát tốt nhất đến quy hoạch nhà cao tầng cho cả một khu đô thị, nhất là các thành phố đã có một quá trình phát triển nhà cao tầng như Hà Nội, TP HCM…. Các quy hoạch chi tiết đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên vì nhiều lí do và những quy định nên chủ đầu tư đã triển khai một số dự án không đúng như quy hoạch được duyệt, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch, ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư và tiến độ hình thành dự án cũng như tiến độ vào ở của người dân nếu như có nhu cầu mua chung cư.
Hình thức kết cấu và vật liệu xây dựng nhà cao tầng: Có thể nói các công trình cao tầng ở Việt Nam phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới hàng chục năm trong hình thức kết cấu chịu lực và vật liệu xây dựng. Cho đến hiện nay hình thức chịu lực chính của các nhà cao tầng từ Bắc đến Nam chủ yếu vẫn là kết cấu khung bê tông chịu lực. Vấn đề không phải là chúng ta không có điều kiện học hỏi, áp dụng công nghệ mới hay sử dụng vật liệu ưu việt hơn trong xây dựng nhà cao tầng, mà là chúng ta chưa có khả năng tự sản xuất các vật liệu đạt tiêu chuẩn hoặc tự thi công theo phương pháp mới. Nếu cứ nhập từ nước ngoài vào thì chi phí xây dựng bị đẩy lên cao, nhà đầu tư không thể đáp ứng. Chính vì vậy kết cấu khung bê tông cốt thép luôn là lựa chọn số một.
Môi trường sinh khí hậu: Hầu hết các nhà cao tầng xây dựng ở Việt Nam đều không được chú trọng đến vấn đề tạo môi trường sinh khí hậu. Một trào lưu khá phổ biến trên thế giới, và cũng đang tồn tại ở Việt Nam, là đặt quá cao mục tiêu kinh tế trong thiết kế và kinh doanh nhà cao tầng. Để đạt mục tiêu đó, bằng các giải pháp kiến trúc như giảm mọi diện tích lưu thông, giao tiếp, hành lang, cây xanh, giếng trời, sân trong, cả kết cấu che nắng, và các giải pháp kỹ thuật xây dựng như giảm chiều dày tường bao ngoài, giảm kích thước các cấu trúc thành phần theo chiều đứng, giảm chiều cao sàn đến sàn, tăng số tầng nhà…, người ta có thể đạt được tối đa diện tích sử dụng bên trong trên mỗi tầng sàn và diện tích tối đa của công trình đối với vị trí đất xây dựng.
Số tầng càng cao khả năng thu hồi vốn càng lớn, chủ đầu tư vì lợi ích này cũng đã xem nhẹ, không chú ý nhiều đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và thân thiện đối với các nhà ở cao tầng, khó có thể đạt được gọi là nhà cao tầng sinh thái.
Người thiết kế khi đó có thể lạc quan do tạo được chi phí xây dựng nhà cao tầng thấp nhất, nhưng như cảnh báo của KTS Ken Yeang, “thì hậu quả kiến trúc sẽ trở nên đơn điệu như những chiếc boong-ke”.
Một số nhà cao tầng khi được đầu tư xây dựng không những không hài hoà với xung quanh mà còn phá vỡ cảnh quan đẹp. Một số khác quá chú trọng về hình thức kiến trúc hoặc áp dụng nguyên dạng cao ốc nước ngoài, quá nhiều kính, không được thiết kế thông gió, che nắng… không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới của Việt Nam. Điều này rất ảnh hưởng đến vấn đề môi trường sinh khí hậu, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, sinh hoạt, tâm sinh lý của con người.
Thẩm mỹ nhà cao tầng: Kiến trúc nhà cao tầng ở Việt Nam khá đa dạng về thẩm mỹ. Về mặt hình khối có 3 dạng chủ yếu: Dạng tháp, dạng tấm, kết hợp tấm và tháp. Về mặt xu hướng kiến trúc, các cao ốc tập trung vào các kiểu sau: Nhắc lại kiến trúc cổ châu Âu, kiến trúc hiện đại, kiến trúc hậu hiện đại, loại trào lưu kiến trúc triết trung.
Có những công trình thành công, tạo thẩm mỹ tốt góp phần làm đẹp bộ mặt của đường phố trong đô thị, cảnh quan tốt, phù hợp với xung quanh như khách sạn Hilton (Hà Nội), cụm kiến trúc cao tầng trên quảng trường Công xã Paris, Quảng trường Mê Linh, Quảng trường Lam Sơn để xử lý kiến trúc theo trục Công viên 23-9, trục Nguyễn Huệ - Hàm Nghi, trục Tôn Đức Thắng (TP HCM)… Nhưng cũng tồn tại khá lớn các nhà cao tầng có hình thức xấu, xử lý hình khối, mặt đứng không tinh tế, trở thành những cục bê tông thô kệch hoặc theo hình thức kiến trúc chắp vá, vay mượn, không theo kiểu kiến trúc nào.
Một số giải pháp giúp định hình hướng đi cho kiến trúc nhà cao tầng ở Việt Nam
Về mặt quy hoạch: Chiều cao nhà cao tầng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của hệ thống giao thông theo chiều đứng. Một trong các vấn đề gặp phải trong nhà siêu cao tầng là sự liên hệ giao thông giữa các phần của các nhà siêu cao tầng khác nhau là rất khó khăn. Di chuyển theo chiều đứng chủ yếu phụ thuộc vào thang máy.
Để đảm bảo cho sự thích nghi của con người, tốc độ thang máy chỉ có giới hạn nhất định. Chính vì vậy sẽ rất mất nhiều thời gian để di chuyển theo chiều đứng trong các nhà siêu cao tầng. Tuy nhiên với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục, với sự thông dụng của hệ thống cáp treo, của đường sắt trên không, và có thể tưởng tượng xa hơn đến sự phát triển các hệ thống giao thông tối tân khác. Khi đó mối liên hệ ngang giữa các phần của các nhà siêu cao tầng sẽ trở nên mật thiết, dễ dàng, mô hình phát triển đô thị theo chiều đứng mới thật sự hoàn thiện và đúng với ý nghĩa của nó.
Trong mỗi đô thị tuỳ theo quy mô to nhỏ khác nhau, cần hướng quy hoạch vị trí các nhà cao tầng tập trung theo từng cụm. Trong mỗi cụm quy hoạch theo hệ thống mạng lưới ô vuông có môđun. Điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho việc lắp đặt thêm các hệ thống giao thông trên cao lúc cần thiết trong tương lai.
Về vấn đề lựa chọn hình thức kết cấu và thi công: Hình thức kết cấu chủ yếu của nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay là khung bê tông cốt thép. Bê tông có ưu điểm chịu lực tốt, bền và là dạng vật liệu thông dụng, giá thành rẻ nhưng không thể tái sử dụng và nặng nề. Có thể hình thức này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí xây dựng trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều lần trong chi phí cải tạo hay phá bỏ khi công trình quá hạn sử dụng.
Vì vậy, chúng ta không nên quá nóng vội, lấy số lượng nhà cao tầng được xây làm thước đo cho tốc độ đô thị hoá, hiện đại hoá mà lấy chất lượng và khả năng thích ứng trong tương lai làm tiêu chuẩn. Nhất là các công trình nhà siêu cao tầng sau này. Để đạt được điều đó, cần chú trọng nghiên cứu, học hỏi, nhập khẩu các công nghệ hiện đại, sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, đảm bảo các yếu tố tiện nghi, kỹ thuật, dễ dàng tháo lắp và tái sử dụng sau này, giúp hạn chế tối đa lượng rác thải xây dựng không thể tái sử dụng.
Về phát triển nhà cao tầng theo xu hướng nhà bền vững: Đó là hướng thiết kế nhà ở bảo đảm được sự phát triển bền vững và đa dạng sinh học của các đô thị, đem lại một môi trường trong sạch, vệ sinh, trong đó con người và mọi dạng sinh học được phát triển cân đối, hài hoà, tốt đẹp, không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.
Thiết kế nhà ở cao tầng bền vững, trước hết là thiết kế thích ứng với khí hậu, tạo lập được một môi trường sống vệ sinh, tiện nghi. Cụ thể là thiết kế tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, gió, sử dụng cây xanh, mặt nước, sử dụng lại nước sinh hoạt, tiết kiệm năng lượng nhân tạo và tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm các chất ô nhiễm thải vào môi trường, từ lúc công trình xây dựng, trong suốt quá trình vận hành cho đến khi phá dỡ.
Thiết kế nhà ở bền vững còn quan tâm đến mọi hoạt động của con người, từ công việc, học tập, đến sinh hoạt văn hoá, chính trị, xã hội và mọi nhu cầu dịch vụ phục vụ con người như giao thông, giải trí, giao tiếp…
Nhà cao tầng theo xu hướng nhà ở bền vững áp dụng cho điều kiện ở Việt Nam cần đáp ứng được các yêu cầu sau: Thích ứng với khí hậu vùng nhiệt đới của địa phương; Tiếp cận khí hậu sinh học (sinh khí hậu) trong việc thiết kế các công trình nhà cao tầng; Mức độ tiện nghi và không gian sinh hoạt, làm việc phù hợp với người Việt Nam; Giảm thiểu tối đa tiêu thụ năng lượng, tận dụng năng lượng tự nhiên; Đạt được giá trị thẩm mỹ tốt, lâu dài, phù hợp với cảnh quan và môi trường.
Xây dựng nhà cao tầng và đặc biệt là nhà siêu cao tầng là tất yếu vì những ưu điểm của loại hình nhà này, và do sự thúc đẩy của nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác. Nhưng do đặc điểm kỹ thuật xây dựng và tổ chức cuộc sống khác với nhà thấp tầng, nên cũng nảy sinh nhiều vấn đề có liên quan đến năng lượng và môi trường sinh thái. Đó chính là lý do của sự hình thành và phát triển kiến trúc nhà cao tầng sinh thái, bởi vì chính loại hình kiến trúc này sẽ giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa quá trình đô thị hoá tất yếu và sự phát triển bền vững của các đô thị. Nhà cao tầng sinh thái là tất yếu để phát triển nhà cao tầng theo xu hướng nhà ở bền vững tại Việt Nam và cũng là xu hướng chung ở các đô thị trên toàn thế giới.
Qua đây có thể đánh giá sơ qua về tình hình phát triển kiến trúc nhà cao tầng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và những đề xuất các giải pháp hướng đi cho nhà cao tầng ở Việt Nam tương lai. Những vấn đề đã nêu trong nội dung chỉ là một phần nhỏ trong hàng loạt vấn đề trong thiết kế, xây dựng nhà cao tầng hiện nay.
Qua đây có thể giúp các kiến trúc sư trẻ và những người quan tâm thấy được tính cấp thiết của việc quản lý, thẩm định, phê duyệt, đánh giá một cách nghiêm túc về ảnh hưởng của nhà cao tầng tới môi trường sinh thái và một loạt các vấn đề kinh tế - xã hội. Từ đó chỉ ra sự cần thiết nghiên cứu, phát triển loại hình kiến trúc nhà cao tầng sinh thái, một hướng đi đúng, nhằm phục vụ quá trình đô thị hoá ở Việt Nam theo hướng đi tích cực, bền vững cho tương lai.
Ths. KTS Trần Trung Hiếu/TCKTVN

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Quyết định 14/2006/QĐ-BXD ban hành TCXDVN 194: 2006 "Nhà cao tầng -Công tác khảo sát địa kỹ thuật" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hànhQuyết định 14/2006/QĐ-BXD ban hành TCXDVN 194: 2006 "Nhà cao tầng -Công tác khảo sát địa kỹ thuật" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 14 /2006/QĐ-BXD
Hà nội, ngày 24  tháng 5 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH  TCXDVN 194: 2006 " NHÀ CAO TẦNG - CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT "
BỘ TRƯỞNG  BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ  Nghị định số 36 / 2003 / NĐ-CP ngày 4 / 4 / 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Xét đề  nghị  của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành  kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam : 
TCXDVN 194 : 2006  " Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật "
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này ./.


Nơi nhận:                                                                                 
- Như điều 3
- VP Chính Phủ
- Công báo          
- Bộ Tư pháp
- Vụ Pháp chế
- Lưu VP&Vụ KHCN
K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn  Văn  Liên

LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 194 : 2006 "Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số:    14  /2006/QĐ-BXD ký ngày 24 tháng  5 năm 2006.
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM                                                                  TCXDVN 194 : 2006
SỬA ĐỔI 1 : 2006

NHÀ CAO TẦNG – CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
High Rise Building – Guide for Geotechnical Investigation
1.                   Phạm vi ứng dụng
-                      Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật (KSĐKT) phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.
-                      Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCXD 194 : 1997.
Xem thêm các dự án khoan địa chất VIETBUILD : http://xaydungvietbuild.vn/du-an-viet-build.html
2. Tài liệu viện dẫn
TCXD 160 : 1987,  Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc;
TCVN 4419 : 1987,  Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
TCXD 112 : 1984, Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình;
TCXD 203 : 1997, Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9. (Tham khảo phụ lục A).
3.2 Khảo sát địa kỹ thuật là một phần của công tác khảo sát xây dựng nhằm điều tra, xác định và đánh giá các điều kiện địa kỹ thuật để xây dựng nhà và công trình; đồng thời xem xét tương tác của môi trường địa chất với bản thân nhà và công trình trong quá trình xây dựng và khai thác chúng.
3.3 Đề cương khảo sát địa kỹ thuật qui định thành phần, khối lượng công tác khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật. Ngoài ra, đề cương  khảo sát địa kỹ thuật cần trình bày giải pháp tổ chức thực hiện, tiến độ, giá thành dự kiến của công tác khảo sát.
3.4 Hố khoan thông thường là những hố khoan khảo sát phục vụ trực tiếp cho thiết kế công trình xây dựng.
3.5 Hố khoan khống chế là những hố khoan khảo sát được sử dụng với mục đích nắm bắt toàn bộ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Hố khoan  khống chế thường sâu hơn các hố khoan thông thường, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều.
4. Qui định chung
4.1 Nhiệm vụ KSĐKT cho thiết kế, thi công nền móng nhà cao tầng do nhà thầu tư vấn thiết kế lập, chủ đầu tư  phê duyệt. Đề cương KSĐKT được nhà thầu  khảo sát soạn thảo trên cơ sở nhiệm vụ  KSĐKT và được chủ đầu tư phê duyệt.
4.2 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thiết kế: KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật và KSĐKT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Khi vị trí công trình xây dựng đã được xác định có thể bỏ qua giai đoạn khảo sát trước thiết kế cơ sở.
4.3 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng gắn liền với công tác khảo sát chung cho xây dựng, theo TCVN 4419 : 1987.
4.4. Cơ sở để lập đề cương KSĐKT:
-                      Các tài liệu lưu trữ liên quan đến khu vực dự  kiến xây dựng: cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, các vấn đề về động lực công trình, tính chất cơ lý của đất đá;
-                      Nhiệm vụ KSĐKT, các số liệu liên quan đến đặc điểm công trình như mặt bằng, kết cấu, công năng sử dụng. 
4.5 Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong  KSĐKT cho nhà cao tầng:
4.5.1 Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, bao gồm: đặc điểm địa kiến tạo (địa tầng, cấu trúc địa chất , kiến tạo); địa hình - địa mạo; địa chất thuỷ văn; các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình; tính chất cơ lý của đất đá; vật liệu xây dựng thiên nhiên.
4.5.2 Trong mọi trường hợp, đều phải chỉ rõ vị trí và những đặc điểm của lớp đất có thể mang phần lớn hoặc phần đáng kể của tải trọng công trình (gọi là lớp mang tải).
4.5.3 Khi lớp mang tải ở tương đối sâu hoặc sâu, phải dùng móng cọc để truyền tải trọng xuống, cần cung cấp những thông tin về phạm vi phân bố cùng các tính chất cơ lý của mỗi lớp đất mà cọc xuyên qua, hệ số ma sát của đất với cọc, khả năng phát sinh lực ma sát âm lên cọc trong trường hợp sử dụng cọc ma sát và đặc biệt là của lớp đất chịu lực dưới mũi cọc trong trường hợp sử dụng cọc chống.
4.5.4 Khi  lớp mang tải là đá cần làm rõ mức độ phong hoá và nứt nẻ, chỉ số RQD, các tính chất vật lý cần thiết, sức kháng nén dọc trục của lõi đá. Trong một số trường hợp cần xác định sức kháng cắt, kháng tách vỡ của đá.
4.5.5 Khi có một hoặc một số quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình (động đất, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, karst,...), ngoài việc giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tham khảo các tiêu chuẩn tương ứng để thực hiện những khảo sát bổ sung.
4.5.6 Khi dự kiến áp dụng các giải pháp xử lý nền, cần tiến hành thử nghiệm và quan trắc trước cũng như sau khi xử lý.
4.5.7 Khi thiết kế hố đào sâu, cần thí nghiệm và dự báo khả năng hạ thấp mực nước ngầm, mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận, kiến nghị các giải pháp xử lý nếu cần.
Xem thêm quan trắc công trình
5. Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác KSĐKT
5.1. KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở
5.1.1. Kết quả khảo sát của giai đoạn này dùng để luận chứng cho qui hoạch tổng thể và lập phương án cho giai đoạn khảo sát tiếp theo.
5.1.2. Trong giai đoạn này cần làm rõ các vấn đề sau:
-                      Đánh giá sơ bộ các yếu tố điều kiện địa chất công trình;
-                      Khả năng bố trí một cách thích hợp các công trình xây dựng;
-                      Các loại móng có khả năng sử dụng cho công trình.
5.1.3. Phương pháp khảo sát là thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến khu vực khảo sát. Trong trường hợp cần thiết thì bổ sung thêm đo vẽ địa chất công trình.
5.2 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở
5.2.1 Mục tiêu KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở là cung cấp số liệu về địa tầng cấu trúc địa tầng, tính chất cơ lý của đất đá, nước dưới đất làm cơ sở cho việc lập luận chứng và kiến nghị các phương án móng thích hợp.
5.2.2 Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
-                      Xác định sự phân bố của các các lớp đất đá theo diện và chiều sâu;
-                      Xác định  đặc tính cơ lý của các lớp đất, mực nước dưới đất và đánh giá sơ bộ về khả năng ăn mòn của nước ;
-                      Đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải, tính nén lún của các lớp đất đá nghiên cứu;
-                      Đánh giá sơ bộ các hiện tượng địa chất bất lợi ảnh hưởng đến  công tác thi công hố đào sâu và kiến nghị các phương án chống đỡ.
5.2.3 Phương pháp khảo sát:
-                      Phương pháp địa vật lý;
-                      Khoan  kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu đất để mô tả và phân tầng. Khối lượng mẫu nguyên trạng để thí nghiệm trong phòng được lấy trong một số hố khoan đại diện , theo điều 4.3.4 của TCXD 112 : 1984;
-                      Thí nghiệm xuyên tĩnh được xen kẽ giữa các hố khoan, nhằm xác định sự biến đổi tổng quát bề dày các lớp đất và độ cứng của chúng;
-                      Thí nghiệm cắt cánh hiện trường (đối với đất có độ trạng thái từ dẻo mềm đến chảy);
-                      Thí nghiệm trong phòng với mẫu đất nguyên trạng xác định các chỉ tiêu phân loại đất, độ bền và tính biến dạng của các loại đất;
-                      Phân tích hoá học một số mẫu nước đặc trưng.
GHI CHÚ. Các phương pháp thí nghiệm hiện trường:  tham khảo theo phụ lục D. Tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ khảo sát mà lựa chọn và bổ sung  phương pháp thí nghiệm phù hợp.
5.2.4 Bố trí mạng lưới thăm dò
5.2.4.1 Trong giai đoạn khảo sát phục vụ thiết kế cơ sở, các điểm thăm dò được bố trí theo mạng lưới, khoảng cách giữa các điểm khảo sát  được quyết định  dựa trên các yếu tố sau:
-                      Mức độ đầy đủ và chất lượng của các tài liệu thu thập được trong giai đoạn điều tra ban đầu;
-                      Mức độ quan trọng và phức tạp của kết cấu, tải trọng và diện tích bố trí công trình;
-                      Mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình.
 GHI CHÚ. Nên tham khảo bảng phân cấp mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình tham khảo ở phụ lục 2 của TCVN 4419:1987.
5.2.4.2 Khoảng cách giữa các điểm khảo sát thường dao động từ 50m đến 200m Tuy nhiên việc bố trí cụ thể các điểm khảo sát còn biến đổi tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố  của từng khu trong khu đất xây dựng công trình. Có thể bố trí thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm nén ngang, thí nghiệm xuyên giữa các hố khoan với khoảng cách dày hơn tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật.
5.2.5 Chiều sâu các điểm thăm dò được xác định tuỳ thuộc công trình, mức độ quan trọng của kết cấu, mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình. (tham khảo phụ lục B).
5.3 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế kỹ thuật
5.3.1 Mục đích KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật là cung cấp đầy đủ và chi tiết số liệu về cấu trúc địa chất, các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, nước dưới đất của khu đất xây dựng để chính xác hoá vị trí xây dựng các hạng mục công trình và tính toán thiết kế nền móng công trình.
5.3.2 Nhiệm vụ khảo sát là làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình; phân chia chi tiết các lớp đất đá; đặc điểm địa chất thuỷ văn và các hiện tượng địa chất bất lợi cho xây dựng công trình; lấy các mẫu nước dưới đất để xác định các tính chất vật lý , phân tích thành phần hoá học và đánh giá khả năng ăn mòn đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
5.3.3 Khảo sát địa kỹ thuật  phục vụ thiết kế thi công hố đào sâu:
-                      Làm rõ sự phân bố và chiều dày các lớp đất trong phạm vi ảnh hưởng thi công hố đào, các chỉ tiêu cơ học của đất nền cần đáp ứng mô hình tính toán thiết kế;
-                      Làm rõ hiện trạng, đặc điểm kết cấu và khả năng biến dạng đối với các công trình lân cận và công trình ngầm do thi công hố đào. Tại khu vực có đường ống tập trung dày đặc, cần phải thu thập các hồ sơ dữ liệu để làm rõ loại hình, mặt bằng bố trí, độ sâu và khi cần thiết nên tiến hành thăm dò hệ thống đường ống dưới công trình;
-                      Cung cấp các thông số, điều kiện địa chất thuỷ văn phục vụ tính toán chống giữ và chống thấm cho thành và đáy hố đào.
5.3.4 Khảo sát phục vụ phương án gia cố nền (nếu có):
-                      Cung cấp các thông số cơ lý của đất nền cần thiết cho công tác thiết kế và thi công; phương án xử lý gia cố;
-                      Đánh giá khả năng ảnh hưởng của phương án xử lý gia cố đối với môi trường và công trình lân cận. Kiến  nghị các phương án xử lý tương ứng.
5.3.5 Phương pháp khảo sát thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật:
-    Khoan  kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu thí nghiệm. Lấy mẫu đất để xác định các chỉ tiêu cơ lý. Số lượng mẫu thí nghiệm cho từng lớp đất phải đủ tập hợp thống kê, bảo đảm độ tin cậy yêu cầu được qui định trong các tiêu chuẩn xây dựng.
-                      Thí nghiệm xuyên tĩnh để cung cấp số liệu cho thiết kế móng cọc;
-                      Thí nghiệm xuyên động được kết hợp để chính xác hoá mái lớp tựa cọc và lựa chọn phương pháp đóng cọc;
-                      Thí nghiệm cắt cánh sử dụng chủ yếu với đất yếu (bùn, than bùn, đất có trạng thaí từ dẻo mềm đến chảy);
-                      Quan trắc nước dưới đất để xác định chế độ biến đổi mực nước tĩnh, đo áp lực nước theo chiều sâu;
-                      Thí nghiệm xác định hệ số thấm của đất đá tại hiện trường;
-                      Thí nghiệm trong phòng các mẫu đất đá nguyên trạng và không nguyên trạng lấy trong các hố khoan và hố đào thăm dò. Ngoài việc thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu cơ lý, cần phải xác định các đặc trưng tính thấm nước, trương nở và co ngót của đất đá đặt tầng hầm. Phân tích đánh giá mức độ ăn mòn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của nước dưới đất.
GHI CHÚ. Tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ khảo sát cụ thể mà lựa chọn các phương pháp khảo sát cho phù hợp.
5.3.6 Bố trí mạng lưới khảo sát
5.3.6.1 Mạng lưới thăm dò phải được bố trí trực tiếp ở phạm vi móng các khối nhà, công trình hoặc hạng mục công trình. Khoảng cách giữa các điểm thăm dò tuỳ thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, cấp loại công trình, kích thước mặt bằng nhà và tính nhạy cảm với sự lún không đều của đất nền ( phụ lục C).
5.3.6.2 Thành phần và khối lượng công tác khảo sát để thiết kế móng cọc ma sát có thể tham khảo tại bảng 1 của TCXD 160 : 1987.
5.3.6.3 Số lượng các điểm khảo sát khống chế không được ít hơn 1/3 số lượng điểm khảo sát.
5.3.6.4 Số lượng điểm khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trường không ít hơn 2/3 tổng số điểm khảo sát.
5.3.7 Chiều sâu các điểm thăm dò
5.3.7.1 Chiều sâu thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì phụ thuộc chủ yếu vào kết quả khảo sát của giai đoạn trước và loại nền móng sử dụng.
5.3.7.2  Đối với công trình trên nền tự nhiên , chiều sâu của các công trình thăm dò phụ thuộc vào chiều sâu của đới chịu nén  nhưng phải lớn hơn chiều sâu đới chịu nén từ 1m đến 2m (mục 4.4.4 và 4.4.5 của TCXD 112 : 1984).
5.3.7.3 Đối với cọc chống hoặc cọc có mũi chịu lực là chính, chiều sâu thăm dò không ít hơn 5m dưới mũi cọc. Đối với lớp chịu lực là đá nếu gặp dải vụn do đứt gãy hoặc hang động nên khoan xuyên vào trong lớp đá gốc không phong hoá  ít nhất 3m.
5.3.7.4 Đối với cọc ma  sát hoặc ma sát là chính, chiều sâu thăm dò phải vượt qua chiều sâu vùng hoạt động của móng khối qui ước dưới mũi cọc, tới độ sâu mà  ứng suất của công trình truyền xuống nhỏ hơn hoặc bằng 15% ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây ra.
5.3.7.5  Đối với phương án dùng cọc có độ dài khác nhau, chiều  sâu khảo sát được xác định theo cọc có chiều dài lớn nhất.
5.3.7.6 Chiều sâu và phạm vi khảo sát cho hố đào phải căn cứ vào điều kiện địa chất công trình và yêu cầu thiết kế để xác định:
- Độ sâu thăm dò nên lấy từ 2 ¸ 3 lần chiều sâu hố đào.Trong phạm vi này, nếu gặp  lớp sét cứng, lớp sỏi cuội hoặc đá, có thể căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật gia cố mà giảm chiều sâu khảo sát;
- Mặt bằng phạm vi khảo sát nên rộng hơn phạm vi hố đào, từ 2 ¸ 3 lần chiều sâu hố đào;
- Tại khu vực có lớp đất yếu dày, phạm vi và chiều sâu khảo sát nên mở rộng một cách thích hợp. Ngoài khu vực hố đào, cần thiết phải điều tra nghiên cứu, thu thập tài liệu để bổ sung.
5.4 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công - khảo sát phục vụ thi công
5.4.1 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn này được tiến hành trước hoặc trong quá trình thi công công trình. Mục đích giai đoạn khảo sát này là kiểm tra và chính xác hoá các vấn đề còn tồn nghi, thiếu hoặc bổ sung cho phương án dự phòng được đề cập trong kết luận và kiến nghị khi kết thúc giai đoạn thiết kế để chuyển sang giai đoạn thi công.
5.4.2 Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
-                      Bổ sung hoặc làm chính xác một số thông tin về địa tầng, cấu trúc địa chất, chỉ tiêu cơ lý của đất và của nước dưới đất trong trường hợp cần thiết để khẳng định hoặc điều chỉnh phương án thi công;
-                      Thí nghiệm kiểm tra kết quả trong và sau thi công như nén tĩnh cọc, siêu âm, khoan kiểm tra lõi cọc, lắp đặt thiết bị và quan trắc lún, vv... Nếu có phương án xử lý gia cố nền cần tiến hành thí nghiệm hiện trường để đối chứng, kiểm tra tham số thiết kế và hiệu quả của phương án gia cố.
5.4.3 Mạng lưới bố trí và chiều sâu thăm dò được quyết định tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.
6. Quan trắc địa kỹ thuật
6.1 Quan trắc địa kỹ thuật nhằm mục đích theo dõi sự thay đổi biến dạng và độ bền của đất đá cũng như của công trình xây dựng trong quá trình thi công và khai thác. Vị trí và thời gian quan trắc được xác định tuỳ theo đặc điểm công trình xây dựng và điều kiện địa kỹ thuật khu vực xây dựng.
6.2 Quan trắc địa kỹ thuật phải phản ánh được qui mô, trị số của các hiện tượng theo không gian và thời gian, phát hiện chiều hướng phát triển của các hiện tượng bất lợi nhằm hoạch định các biện pháp phòng chống hữu hiệu.
6.3 Đối với nhà cao tầng, đối tượng quan trắc chính là nhà và hố móng đào sâu.
6.4 Đối với nhà, công tác quan trắc chủ yếu là quan trắc độ lún, độ nghiêng, nứt và hư hỏng . Thiết bị quan trắc, phương pháp quan trắc và tiêu chuẩn đo  cần phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCXD 203:1997.
6.5 Đối với hố đào sâu, quan trắc địa kỹ thuật chủ yếu phục vụ thi công, bao gồm:
-                      Lún bề mặt đất xung quanh hố đào;
-                      Chuyển vị ngang thành hố đào;
-                      Mực nước ngầm hoặc mực thuỷ áp;
-                      Bùng nền đáy hố đào;
-                      Chuyển vị đỉnh tường cừ;
-                      Áp lực đất tác dụng vào tường cừ;
-                      Chuyển vị và ứng suất trong các thanh chống của hệ chống đỡ;
-                      Biến dạng nhà và công trình lân cận.
6.6 Trong trường hợp công trình được xây dựng cạnh các công trình cũ, cần thực hiện các thí nghiệm và quan trắc đối với các công trình lân cận để có biện pháp xử lý kịp thời , bao gồm các công tác sau:
-                      Quan sát hiện trạng nền móng lân cận, loại móng, trạng thái của móng. Có thể tiến hành hố đào mở để quan sát hình dáng, hiện trạng và kích thước móng lân cận;
-                      Quan sát hiện trạng của phần thân công trình, các vết nứt và hư hỏng đã có để đề xuất các biện pháp phòng chống cần thiết trong quá trình thi công;
-                      Đặt mốc đo lún và thiết bị đo nghiêng (inclinometer) tại công trình lân cận để theo dõi liên tục trong quá trình thi công nền móng.

Xem thêm Xây dựng nhà dân dụng
7.Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
            Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật là bản tổng hợp các kết quả khảo sát địa kỹ thuật tại hiện trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu địa kỹ thuật khu vực lân cận.  Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật gồm các phần sau:
            Mở đầu:
-                      Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;
-                      Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc bịêt khác.
I.PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT
-                      Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;
-                      Bố trí các điểm thăm dò;
-                      Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương pháp khảo sát và thí nghiệm.
II.  ĐIỀU KIỆN ĐỊA KỸ THUẬT CỦA ĐẤT NỀN:
-                      Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;
-                      Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền móng và công trình;
-                      Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng.
-                      Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có);
III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA KỸ THUẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
-                      Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;
-                      Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;
-                      Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;
-                      Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình;
-                      Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
V. PHẦN PHỤ LỤC
            Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết phải có:
-                      Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;
-                      Các trụ địa tầng hố khoan;
-                      Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện...;
-                      Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;
-                      Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;
-                      Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;
-                      Tài liệu tham khảo.



PHỤ LỤC A (THAM KHẢO)
 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VỀ NHÀ CAO TẦNG
A.1. Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế:
Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.
A.2. Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)
A.3. Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau. Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được trình bày ở bảng A.

Bảng A -  Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước
Tên nước
Độ cao khởi đầu
Trung Quốc
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28m
Liên Xô (cũ)
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng
Mỹ
22 ¸ 25 m hoặc trên 7 tầng
Pháp
Nhà ở  > 50m, kiến trúc khác > 28m
Anh
24,3m
Nhật Bản
11 tầng, 31m
Tây Đức
≥ 22m (từ mặt nền nhà)
Bỉ
25m (từ mặt đất ngoài nhà)




PHỤ LỤC B (THAM KHẢO)
Chiều sâu các điểm thăm dò - Giai đoạn khảo sát cho thiết kế cơ sở
B.1 Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, qui mô lớn đến rất lớn:
-                      Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/2 số điểm khoan vào đất tốt ít nhất 3m (NSPT > 30);
-                      Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m ¸ 15m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m;
-                      Mỗi hạng mục (hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống chế.
B.2  Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, qui mô khá lớn:
-                      Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/3 số điểm khoan vào đất tốt ít nhất 3m (NSPT > 30);
-                      Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m;
-                      Mỗi hạng mục (hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống chế.
B.3 Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường, qui mô khá lớn:
-   Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 5m ¸ 10m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan chạm vào đá không bị phong hoá;
-                      Một hố khoan khống chế cho toàn khu.



PHỤ LỤC C (THAM KHẢO)
 BỐ TRÍ MẠNG LUÓI THĂM DÒ - GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT CHO THIẾT KẾ KỸ THUẬT
C.1 Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, nhạy cảm với độ lún và lún lệch:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 20m ¸ 30m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 10m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và không ít hơn  3¸ 5 điểm cho một cụm nhà hoặc công trình;
-                      Trong trường hợp đặc biệt cần khoanh sự phân bố các lớp đất yếu, sự phân bố của các khối trượt và karst… thì khoảng cách bố trí có thể < 20m.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.
C.2  Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, khá nhạy cảm với lún không đều:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 30m ¸ 50m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 15m ¸ 25m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và không ít hơn  3¸ 5 điểm cho một cụm nhà hoặc công trình.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.
C.3 Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 50m ¸ 75m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 25m ¸ 30m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ hoặc cho một cụm nhà hoặc công trình.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.



PHỤ LỤC D (THAM KHẢO)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
D.1 Thí nghiệm xuyên tĩnh có thể được thực hiện để làm rõ tính đồng nhất của địa tầng, đặc tính biến dạng và sức chịu tải của đất nền, dự tính sức chịu  tải của cọc đơn.v.v. Thí nghiệm được thực hiện trong các lớp đất dính và đất rời không chứa cuội sỏi. Mục đích của thí nghiệm này là cung cấp thêm các thông tin để thiết kế và thi công các phần ngầm có độ sâu không lớn.
D.2 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT là thí nghiệm xuyên động được thực hiện trong hố khoan, được dùng làm cơ sở để phân chia các lớp đất đá, xác định độ chặt của đất loại cát, trạng thái của đất loại sét, xác định vị trí lớp đất đặt mũi cọc, tính toán khả năng chịu tải của cọc, cũng như thiết kế móng nông… Thí nghiệm này còn được dùng để xác định chiều sâu dừng khảo sát, đánh giá khả năng hoá lỏng của đất loại cát bão hoà nước.
D.3 Thí nghiệm cắt cánh được thực hiện trong các lớp đất có trạng thái từ dẻo mềm đến chảy, trong  hố khoan để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất, cung cấp thêm các thông tin cho việc thiết kế và thi công các công trình ngầm có độ sâu không lớn.
D.4 Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan được sử dụng cho các lớp đất rời và đất dính và thực hiện được ở các độ sâu khác nhau để xác định đặc tính biến dạng và mô đun biến dạng ngang của đất đá.
D.5 Thí nghiệm ép nước trong hố khoan được dùng để xác định tính thấm nước, khả năng hấp thụ nước của đá gốc nứt nẻ. Bản chất của phương pháp thí nghiệm là cách ly từng đoạn hố khoan bằng các nút chuyên môn, sau đó ép nước vào các đoạn đất đá cách ly với các chế độ áp lực định trước.
D.6 Thí nghiệm hút nước từ hố khoan nhằm xác định lưu lượng, hệ số thấm, kể cả của đất ở thành hố móng, độ dốc thuỷ lực và khả năng có thể sinh ra áp lực thuỷ động… phục vụ cho công tác thiết kế chống giữ  và chống thấm cho thành và đáy hố móng, công tác thiết kế thi công hạ mực nước ngầm
D.7 Quan trắc nước để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm:
D.7.1 Đo mực nước tĩnh (ống standpipe): chiều sâu đặt ống < 15m nhằm cung cấp các thông tin về chế độ nước mặt. Ống đo nước cho phép thấm vào bên trong trên toàn bộ chiều dài. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công hố đào, tường tầng hầm , đề xuất biện pháp làm khô đáy móng cho việc thi công.
D.7.2  Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer): độ sâu đặt đầu đo phụ thuộc vào cấu tạo địa tầng và vị trí tầng chứa nước. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công cọc nhồi, tường trong đất, các giải pháp thi công theo công nghệ ướt (chọn công nghệ thi công thích hợp).        
D.8 Thí nghiệm xác định điện trở của đất: được thực hiện trong lòng hố khoan theo độ sâu để cung cấp các thông số thiết kế chống sét và tiếp đất.
D.9 Trong một số trường hợp cần xác định tầng hoặc túi chứa khí trong đất có khả năng gây nhiễm độc hoặc cháy nổ khi khoan cọc nhồi hoặc đào hố móng sâu.
D.10 Khi khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công móng cọc, tiến hành công tác thí nghiệm nén tĩnh để xác định sức chịu tải của cọc đơn và các phương pháp khác để kiểm tra chất lượng cây cọc. Khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.


PHỤ LỤC E (THAM KHẢO)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG
E.1 Phương pháp thí nghiệm trong phòng cần phải được lựa chọn thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phù hợp với các mô hình tính toán, thiết kế đã được đặt ra trong nhiệm vụ KSĐKT.
E.2 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý để nhận dạng và phân loại đất.
E.3 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu biến dạng (thông qua thí nghiệm nén không nở hông), các chỉ tiêu cường độ (thông qua các thí nghiệm nén ba trục, thí nghiệm nén một trục nở hông hoặc thí nghiệm cắt trực tiếp). Các phương pháp và sơ đồ thí nghiệm nén và cắt cần được lựa chọn tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc thực tế của công trình, mô hình tính toán thiết kế phần ngầm công trình.
E.4 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cường độ của đất nền cần phù hợp với các qui định sau:
E.4.1 Việc lựa chọn phương pháp và sơ đồ thí nghiệm cắt cần dựa theo phương pháp tính toán, tốc độ thi công và điều kiện thoát nước của đất nền để xác định và phù hợp với tình trạng chịu lực thực tế của công trình. Đối với công trình tốc độ thi công tương đối nhanh, đất thoát nước kém có thể dùng thí nghiệm cắt nhanh không cố kết, không thoát nước. Đối với công trình tốc độ thi công chậm, đất thoát nước tốt có thể dùng thí nghiệm cắt cố kết không thoát nước nhưng nên tính đến mức độ cố kết của đất nền do tải trọng công trình và tải trọng cố kết trước tác dụng.
E.4.2 Để tính toán độ ổn định của mái dốc và thiết kế tường chắn, neo trong đất… nên sử dụng thí nghiệm nén ba trục không thoát nước, không cố kết hoặc thí nghiệm nén nở hông, thí nghiệm cắt phẳng nhanh không thoát nước.
E.4.3 Khi cần dùng chỉ tiêu cường độ để tính sức chịu tải của cọc, thí nghiệm trong phòng phải phù hợp với các qui định sau:
E.4.3.1 Khi cần tính ma sát cực hạn dọc thân cọc, có thể sử dụng giá trị Cu,ju của thí nghiệm không cố kết, không thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
E.4.3. 2 Khi cần tính sức chống cực hạn dưới mũi cọc, đối với đất sét có thể sử dụng giá trị Ccu,jcu của thí nghiệm cố kết không thoát nước hoặc giá trị C’, j’ của thí nghiệm cố kết thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
E.5 Thí nghiệm nén cố kết được sử dụng để xác định tính biến dạng của đất nền, mức độ cố kết, nhằm đánh giá khả năng xuất hiện lực ma sát âm. Đối với công tác hố đào, để quan trắc biến dạng đàn hồi, nên tiến hành thí nghiệm nén, dỡ tải theo từng cấp theo điều kiện làm việc thực tế công trình.
E.6 Đối với mẫu đá nên xác định cường độ kháng nén một trục của đá ở trạng thái tự nhiên và trạng thái bão hoà. Trong một số trường hợp cần thiết có thể xác định thêm thành phần thạch học, thành vật khoáng hoá của đá.
E.7 Mẫu nước cần phải được thí nghiệm để đánh giá tính chất và mức độ ăn mòn của nước đối với kết cấu bê tông móng.
BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 14 /2006/QĐ-BXD
Hà nội, ngày 24  tháng 5 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH  TCXDVN 194: 2006 " NHÀ CAO TẦNG - CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT "
BỘ TRƯỞNG  BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ  Nghị định số 36 / 2003 / NĐ-CP ngày 4 / 4 / 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Xét đề  nghị  của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành  kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam : 
TCXDVN 194 : 2006  " Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật "
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này ./.


Nơi nhận:                                                                                 
- Như điều 3
- VP Chính Phủ
- Công báo          
- Bộ Tư pháp
- Vụ Pháp chế
- Lưu VP&Vụ KHCN
K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn  Văn  Liên

LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 194 : 2006 "Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số:    14  /2006/QĐ-BXD ký ngày 24 tháng  5 năm 2006.
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM                                                                  TCXDVN 194 : 2006
SỬA ĐỔI 1 : 2006

NHÀ CAO TẦNG – CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
High Rise Building – Guide for Geotechnical Investigation
1.                   Phạm vi ứng dụng
-                      Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật (KSĐKT) phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.
-                      Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCXD 194 : 1997.
2. Tài liệu viện dẫn
TCXD 160 : 1987,  Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc;
TCVN 4419 : 1987,  Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
TCXD 112 : 1984, Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình;
TCXD 203 : 1997, Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9. (Tham khảo phụ lục A).
3.2 Khảo sát địa kỹ thuật là một phần của công tác khảo sát xây dựng nhằm điều tra, xác định và đánh giá các điều kiện địa kỹ thuật để xây dựng nhà và công trình; đồng thời xem xét tương tác của môi trường địa chất với bản thân nhà và công trình trong quá trình xây dựng và khai thác chúng.
3.3 Đề cương khảo sát địa kỹ thuật qui định thành phần, khối lượng công tác khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật. Ngoài ra, đề cương  khảo sát địa kỹ thuật cần trình bày giải pháp tổ chức thực hiện, tiến độ, giá thành dự kiến của công tác khảo sát.
3.4 Hố khoan thông thường là những hố khoan khảo sát phục vụ trực tiếp cho thiết kế công trình xây dựng.
3.5 Hố khoan khống chế là những hố khoan khảo sát được sử dụng với mục đích nắm bắt toàn bộ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Hố khoan  khống chế thường sâu hơn các hố khoan thông thường, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều.
4. Qui định chung
4.1 Nhiệm vụ KSĐKT cho thiết kế, thi công nền móng nhà cao tầng do nhà thầu tư vấn thiết kế lập, chủ đầu tư  phê duyệt. Đề cương KSĐKT được nhà thầu  khảo sát soạn thảo trên cơ sở nhiệm vụ  KSĐKT và được chủ đầu tư phê duyệt.
4.2 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thiết kế: KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật và KSĐKT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Khi vị trí công trình xây dựng đã được xác định có thể bỏ qua giai đoạn khảo sát trước thiết kế cơ sở.
4.3 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng gắn liền với công tác khảo sát chung cho xây dựng, theo TCVN 4419 : 1987.
4.4. Cơ sở để lập đề cương KSĐKT:
-                      Các tài liệu lưu trữ liên quan đến khu vực dự  kiến xây dựng: cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, các vấn đề về động lực công trình, tính chất cơ lý của đất đá;
-                      Nhiệm vụ KSĐKT, các số liệu liên quan đến đặc điểm công trình như mặt bằng, kết cấu, công năng sử dụng. 
4.5 Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong  KSĐKT cho nhà cao tầng:
4.5.1 Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, bao gồm: đặc điểm địa kiến tạo (địa tầng, cấu trúc địa chất , kiến tạo); địa hình - địa mạo; địa chất thuỷ văn; các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình; tính chất cơ lý của đất đá; vật liệu xây dựng thiên nhiên.
4.5.2 Trong mọi trường hợp, đều phải chỉ rõ vị trí và những đặc điểm của lớp đất có thể mang phần lớn hoặc phần đáng kể của tải trọng công trình (gọi là lớp mang tải).
4.5.3 Khi lớp mang tải ở tương đối sâu hoặc sâu, phải dùng móng cọc để truyền tải trọng xuống, cần cung cấp những thông tin về phạm vi phân bố cùng các tính chất cơ lý của mỗi lớp đất mà cọc xuyên qua, hệ số ma sát của đất với cọc, khả năng phát sinh lực ma sát âm lên cọc trong trường hợp sử dụng cọc ma sát và đặc biệt là của lớp đất chịu lực dưới mũi cọc trong trường hợp sử dụng cọc chống.
4.5.4 Khi  lớp mang tải là đá cần làm rõ mức độ phong hoá và nứt nẻ, chỉ số RQD, các tính chất vật lý cần thiết, sức kháng nén dọc trục của lõi đá. Trong một số trường hợp cần xác định sức kháng cắt, kháng tách vỡ của đá.
4.5.5 Khi có một hoặc một số quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình (động đất, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, karst,...), ngoài việc giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tham khảo các tiêu chuẩn tương ứng để thực hiện những khảo sát bổ sung.
4.5.6 Khi dự kiến áp dụng các giải pháp xử lý nền, cần tiến hành thử nghiệm và quan trắc trước cũng như sau khi xử lý.
4.5.7 Khi thiết kế hố đào sâu, cần thí nghiệm và dự báo khả năng hạ thấp mực nước ngầm, mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận, kiến nghị các giải pháp xử lý nếu cần.
5. Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác KSĐKT
5.1. KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở
5.1.1. Kết quả khảo sát của giai đoạn này dùng để luận chứng cho qui hoạch tổng thể và lập phương án cho giai đoạn khảo sát tiếp theo.
5.1.2. Trong giai đoạn này cần làm rõ các vấn đề sau:
-                      Đánh giá sơ bộ các yếu tố điều kiện địa chất công trình;
-                      Khả năng bố trí một cách thích hợp các công trình xây dựng;
-                      Các loại móng có khả năng sử dụng cho công trình.
5.1.3. Phương pháp khảo sát là thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến khu vực khảo sát. Trong trường hợp cần thiết thì bổ sung thêm đo vẽ địa chất công trình.
5.2 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở
5.2.1 Mục tiêu KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở là cung cấp số liệu về địa tầng cấu trúc địa tầng, tính chất cơ lý của đất đá, nước dưới đất làm cơ sở cho việc lập luận chứng và kiến nghị các phương án móng thích hợp.
5.2.2 Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
-                      Xác định sự phân bố của các các lớp đất đá theo diện và chiều sâu;
-                      Xác định  đặc tính cơ lý của các lớp đất, mực nước dưới đất và đánh giá sơ bộ về khả năng ăn mòn của nước ;
-                      Đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải, tính nén lún của các lớp đất đá nghiên cứu;
-                      Đánh giá sơ bộ các hiện tượng địa chất bất lợi ảnh hưởng đến  công tác thi công hố đào sâu và kiến nghị các phương án chống đỡ.
5.2.3 Phương pháp khảo sát:
-                      Phương pháp địa vật lý;
-                      Khoan  kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu đất để mô tả và phân tầng. Khối lượng mẫu nguyên trạng để thí nghiệm trong phòng được lấy trong một số hố khoan đại diện , theo điều 4.3.4 của TCXD 112 : 1984;
-                      Thí nghiệm xuyên tĩnh được xen kẽ giữa các hố khoan, nhằm xác định sự biến đổi tổng quát bề dày các lớp đất và độ cứng của chúng;
-                      Thí nghiệm cắt cánh hiện trường (đối với đất có độ trạng thái từ dẻo mềm đến chảy);
-                      Thí nghiệm trong phòng với mẫu đất nguyên trạng xác định các chỉ tiêu phân loại đất, độ bền và tính biến dạng của các loại đất;
-                      Phân tích hoá học một số mẫu nước đặc trưng.
GHI CHÚ. Các phương pháp thí nghiệm hiện trường:  tham khảo theo phụ lục D. Tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ khảo sát mà lựa chọn và bổ sung  phương pháp thí nghiệm phù hợp.
5.2.4 Bố trí mạng lưới thăm dò
5.2.4.1 Trong giai đoạn khảo sát phục vụ thiết kế cơ sở, các điểm thăm dò được bố trí theo mạng lưới, khoảng cách giữa các điểm khảo sát  được quyết định  dựa trên các yếu tố sau:
-                      Mức độ đầy đủ và chất lượng của các tài liệu thu thập được trong giai đoạn điều tra ban đầu;
-                      Mức độ quan trọng và phức tạp của kết cấu, tải trọng và diện tích bố trí công trình;
-                      Mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình.
 GHI CHÚ. Nên tham khảo bảng phân cấp mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình tham khảo ở phụ lục 2 của TCVN 4419:1987.
5.2.4.2 Khoảng cách giữa các điểm khảo sát thường dao động từ 50m đến 200m Tuy nhiên việc bố trí cụ thể các điểm khảo sát còn biến đổi tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố  của từng khu trong khu đất xây dựng công trình. Có thể bố trí thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm nén ngang, thí nghiệm xuyên giữa các hố khoan với khoảng cách dày hơn tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật.
5.2.5 Chiều sâu các điểm thăm dò được xác định tuỳ thuộc công trình, mức độ quan trọng của kết cấu, mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình. (tham khảo phụ lục B).
5.3 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế kỹ thuật
5.3.1 Mục đích KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật là cung cấp đầy đủ và chi tiết số liệu về cấu trúc địa chất, các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, nước dưới đất của khu đất xây dựng để chính xác hoá vị trí xây dựng các hạng mục công trình và tính toán thiết kế nền móng công trình.
5.3.2 Nhiệm vụ khảo sát là làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình; phân chia chi tiết các lớp đất đá; đặc điểm địa chất thuỷ văn và các hiện tượng địa chất bất lợi cho xây dựng công trình; lấy các mẫu nước dưới đất để xác định các tính chất vật lý , phân tích thành phần hoá học và đánh giá khả năng ăn mòn đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
5.3.3 Khảo sát địa kỹ thuật  phục vụ thiết kế thi công hố đào sâu:
-                      Làm rõ sự phân bố và chiều dày các lớp đất trong phạm vi ảnh hưởng thi công hố đào, các chỉ tiêu cơ học của đất nền cần đáp ứng mô hình tính toán thiết kế;
-                      Làm rõ hiện trạng, đặc điểm kết cấu và khả năng biến dạng đối với các công trình lân cận và công trình ngầm do thi công hố đào. Tại khu vực có đường ống tập trung dày đặc, cần phải thu thập các hồ sơ dữ liệu để làm rõ loại hình, mặt bằng bố trí, độ sâu và khi cần thiết nên tiến hành thăm dò hệ thống đường ống dưới công trình;
-                      Cung cấp các thông số, điều kiện địa chất thuỷ văn phục vụ tính toán chống giữ và chống thấm cho thành và đáy hố đào.
5.3.4 Khảo sát phục vụ phương án gia cố nền (nếu có):
-                      Cung cấp các thông số cơ lý của đất nền cần thiết cho công tác thiết kế và thi công; phương án xử lý gia cố;
-                      Đánh giá khả năng ảnh hưởng của phương án xử lý gia cố đối với môi trường và công trình lân cận. Kiến  nghị các phương án xử lý tương ứng.
5.3.5 Phương pháp khảo sát thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật:
-    Khoan  kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu thí nghiệm. Lấy mẫu đất để xác định các chỉ tiêu cơ lý. Số lượng mẫu thí nghiệm cho từng lớp đất phải đủ tập hợp thống kê, bảo đảm độ tin cậy yêu cầu được qui định trong các tiêu chuẩn xây dựng.
-                      Thí nghiệm xuyên tĩnh để cung cấp số liệu cho thiết kế móng cọc;
-                      Thí nghiệm xuyên động được kết hợp để chính xác hoá mái lớp tựa cọc và lựa chọn phương pháp đóng cọc;
-                      Thí nghiệm cắt cánh sử dụng chủ yếu với đất yếu (bùn, than bùn, đất có trạng thaí từ dẻo mềm đến chảy);
-                      Quan trắc nước dưới đất để xác định chế độ biến đổi mực nước tĩnh, đo áp lực nước theo chiều sâu;
-                      Thí nghiệm xác định hệ số thấm của đất đá tại hiện trường;
-                      Thí nghiệm trong phòng các mẫu đất đá nguyên trạng và không nguyên trạng lấy trong các hố khoan và hố đào thăm dò. Ngoài việc thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu cơ lý, cần phải xác định các đặc trưng tính thấm nước, trương nở và co ngót của đất đá đặt tầng hầm. Phân tích đánh giá mức độ ăn mòn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của nước dưới đất.
GHI CHÚ. Tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ khảo sát cụ thể mà lựa chọn các phương pháp khảo sát cho phù hợp.
5.3.6 Bố trí mạng lưới khảo sát
5.3.6.1 Mạng lưới thăm dò phải được bố trí trực tiếp ở phạm vi móng các khối nhà, công trình hoặc hạng mục công trình. Khoảng cách giữa các điểm thăm dò tuỳ thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, cấp loại công trình, kích thước mặt bằng nhà và tính nhạy cảm với sự lún không đều của đất nền ( phụ lục C).
5.3.6.2 Thành phần và khối lượng công tác khảo sát để thiết kế móng cọc ma sát có thể tham khảo tại bảng 1 của TCXD 160 : 1987.
5.3.6.3 Số lượng các điểm khảo sát khống chế không được ít hơn 1/3 số lượng điểm khảo sát.
5.3.6.4 Số lượng điểm khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trường không ít hơn 2/3 tổng số điểm khảo sát.
5.3.7 Chiều sâu các điểm thăm dò
5.3.7.1 Chiều sâu thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì phụ thuộc chủ yếu vào kết quả khảo sát của giai đoạn trước và loại nền móng sử dụng.
5.3.7.2  Đối với công trình trên nền tự nhiên , chiều sâu của các công trình thăm dò phụ thuộc vào chiều sâu của đới chịu nén  nhưng phải lớn hơn chiều sâu đới chịu nén từ 1m đến 2m (mục 4.4.4 và 4.4.5 của TCXD 112 : 1984).
5.3.7.3 Đối với cọc chống hoặc cọc có mũi chịu lực là chính, chiều sâu thăm dò không ít hơn 5m dưới mũi cọc. Đối với lớp chịu lực là đá nếu gặp dải vụn do đứt gãy hoặc hang động nên khoan xuyên vào trong lớp đá gốc không phong hoá  ít nhất 3m.
5.3.7.4 Đối với cọc ma  sát hoặc ma sát là chính, chiều sâu thăm dò phải vượt qua chiều sâu vùng hoạt động của móng khối qui ước dưới mũi cọc, tới độ sâu mà  ứng suất của công trình truyền xuống nhỏ hơn hoặc bằng 15% ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây ra.
5.3.7.5  Đối với phương án dùng cọc có độ dài khác nhau, chiều  sâu khảo sát được xác định theo cọc có chiều dài lớn nhất.
5.3.7.6 Chiều sâu và phạm vi khảo sát cho hố đào phải căn cứ vào điều kiện địa chất công trình và yêu cầu thiết kế để xác định:
- Độ sâu thăm dò nên lấy từ 2 ¸ 3 lần chiều sâu hố đào.Trong phạm vi này, nếu gặp  lớp sét cứng, lớp sỏi cuội hoặc đá, có thể căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật gia cố mà giảm chiều sâu khảo sát;
- Mặt bằng phạm vi khảo sát nên rộng hơn phạm vi hố đào, từ 2 ¸ 3 lần chiều sâu hố đào;
- Tại khu vực có lớp đất yếu dày, phạm vi và chiều sâu khảo sát nên mở rộng một cách thích hợp. Ngoài khu vực hố đào, cần thiết phải điều tra nghiên cứu, thu thập tài liệu để bổ sung.
5.4 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công - khảo sát phục vụ thi công
5.4.1 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn này được tiến hành trước hoặc trong quá trình thi công công trình. Mục đích giai đoạn khảo sát này là kiểm tra và chính xác hoá các vấn đề còn tồn nghi, thiếu hoặc bổ sung cho phương án dự phòng được đề cập trong kết luận và kiến nghị khi kết thúc giai đoạn thiết kế để chuyển sang giai đoạn thi công.
5.4.2 Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
-                      Bổ sung hoặc làm chính xác một số thông tin về địa tầng, cấu trúc địa chất, chỉ tiêu cơ lý của đất và của nước dưới đất trong trường hợp cần thiết để khẳng định hoặc điều chỉnh phương án thi công;
-                      Thí nghiệm kiểm tra kết quả trong và sau thi công như nén tĩnh cọc, siêu âm, khoan kiểm tra lõi cọc, lắp đặt thiết bị và quan trắc lún, vv... Nếu có phương án xử lý gia cố nền cần tiến hành thí nghiệm hiện trường để đối chứng, kiểm tra tham số thiết kế và hiệu quả của phương án gia cố.
5.4.3 Mạng lưới bố trí và chiều sâu thăm dò được quyết định tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.
6. Quan trắc địa kỹ thuật
6.1 Quan trắc địa kỹ thuật nhằm mục đích theo dõi sự thay đổi biến dạng và độ bền của đất đá cũng như của công trình xây dựng trong quá trình thi công và khai thác. Vị trí và thời gian quan trắc được xác định tuỳ theo đặc điểm công trình xây dựng và điều kiện địa kỹ thuật khu vực xây dựng.
6.2 Quan trắc địa kỹ thuật phải phản ánh được qui mô, trị số của các hiện tượng theo không gian và thời gian, phát hiện chiều hướng phát triển của các hiện tượng bất lợi nhằm hoạch định các biện pháp phòng chống hữu hiệu.
6.3 Đối với nhà cao tầng, đối tượng quan trắc chính là nhà và hố móng đào sâu.
6.4 Đối với nhà, công tác quan trắc chủ yếu là quan trắc độ lún, độ nghiêng, nứt và hư hỏng . Thiết bị quan trắc, phương pháp quan trắc và tiêu chuẩn đo  cần phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCXD 203:1997.
6.5 Đối với hố đào sâu, quan trắc địa kỹ thuật chủ yếu phục vụ thi công, bao gồm:
-                      Lún bề mặt đất xung quanh hố đào;
-                      Chuyển vị ngang thành hố đào;
-                      Mực nước ngầm hoặc mực thuỷ áp;
-                      Bùng nền đáy hố đào;
-                      Chuyển vị đỉnh tường cừ;
-                      Áp lực đất tác dụng vào tường cừ;
-                      Chuyển vị và ứng suất trong các thanh chống của hệ chống đỡ;
-                      Biến dạng nhà và công trình lân cận.
6.6 Trong trường hợp công trình được xây dựng cạnh các công trình cũ, cần thực hiện các thí nghiệm và quan trắc đối với các công trình lân cận để có biện pháp xử lý kịp thời , bao gồm các công tác sau:
-                      Quan sát hiện trạng nền móng lân cận, loại móng, trạng thái của móng. Có thể tiến hành hố đào mở để quan sát hình dáng, hiện trạng và kích thước móng lân cận;
-                      Quan sát hiện trạng của phần thân công trình, các vết nứt và hư hỏng đã có để đề xuất các biện pháp phòng chống cần thiết trong quá trình thi công;
-                      Đặt mốc đo lún và thiết bị đo nghiêng (inclinometer) tại công trình lân cận để theo dõi liên tục trong quá trình thi công nền móng.
7.Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
            Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật là bản tổng hợp các kết quả khảo sát địa kỹ thuật tại hiện trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu địa kỹ thuật khu vực lân cận.  Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật gồm các phần sau:
            Mở đầu:
-                      Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;
-                      Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc bịêt khác.
I.PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT
-                      Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;
-                      Bố trí các điểm thăm dò;
-                      Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương pháp khảo sát và thí nghiệm.
II.  ĐIỀU KIỆN ĐỊA KỸ THUẬT CỦA ĐẤT NỀN:
-                      Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;
-                      Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền móng và công trình;
-                      Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng.
-                      Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có);
III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA KỸ THUẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
-                      Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;
-                      Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;
-                      Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;
-                      Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình;
-                      Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
V. PHẦN PHỤ LỤC
            Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết phải có:
-                      Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;
-                      Các trụ địa tầng hố khoan;
-                      Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện...;
-                      Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;
-                      Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;
-                      Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;
-                      Tài liệu tham khảo.



PHỤ LỤC A (THAM KHẢO)
 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VỀ NHÀ CAO TẦNG
A.1. Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế:
Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.
A.2. Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)
A.3. Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau. Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được trình bày ở bảng A.

Bảng A -  Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước
Tên nước
Độ cao khởi đầu
Trung Quốc
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28m
Liên Xô (cũ)
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng
Mỹ
22 ¸ 25 m hoặc trên 7 tầng
Pháp
Nhà ở  > 50m, kiến trúc khác > 28m
Anh
24,3m
Nhật Bản
11 tầng, 31m
Tây Đức
≥ 22m (từ mặt nền nhà)
Bỉ
25m (từ mặt đất ngoài nhà)




PHỤ LỤC B (THAM KHẢO)
Chiều sâu các điểm thăm dò - Giai đoạn khảo sát cho thiết kế cơ sở
B.1 Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, qui mô lớn đến rất lớn:
-                      Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/2 số điểm khoan vào đất tốt ít nhất 3m (NSPT > 30);
-                      Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m ¸ 15m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m;
-                      Mỗi hạng mục (hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống chế.
B.2  Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, qui mô khá lớn:
-                      Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/3 số điểm khoan vào đất tốt ít nhất 3m (NSPT > 30);
-                      Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m;
-                      Mỗi hạng mục (hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống chế.
B.3 Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường, qui mô khá lớn:
-   Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 5m ¸ 10m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan chạm vào đá không bị phong hoá;
-                      Một hố khoan khống chế cho toàn khu.



PHỤ LỤC C (THAM KHẢO)
 BỐ TRÍ MẠNG LUÓI THĂM DÒ - GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT CHO THIẾT KẾ KỸ THUẬT
C.1 Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, nhạy cảm với độ lún và lún lệch:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 20m ¸ 30m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 10m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và không ít hơn  3¸ 5 điểm cho một cụm nhà hoặc công trình;
-                      Trong trường hợp đặc biệt cần khoanh sự phân bố các lớp đất yếu, sự phân bố của các khối trượt và karst… thì khoảng cách bố trí có thể < 20m.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.
C.2  Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, khá nhạy cảm với lún không đều:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 30m ¸ 50m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 15m ¸ 25m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và không ít hơn  3¸ 5 điểm cho một cụm nhà hoặc công trình.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.
C.3 Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 50m ¸ 75m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 25m ¸ 30m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ hoặc cho một cụm nhà hoặc công trình.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.



PHỤ LỤC D (THAM KHẢO)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
D.1 Thí nghiệm xuyên tĩnh có thể được thực hiện để làm rõ tính đồng nhất của địa tầng, đặc tính biến dạng và sức chịu tải của đất nền, dự tính sức chịu  tải của cọc đơn.v.v. Thí nghiệm được thực hiện trong các lớp đất dính và đất rời không chứa cuội sỏi. Mục đích của thí nghiệm này là cung cấp thêm các thông tin để thiết kế và thi công các phần ngầm có độ sâu không lớn.
D.2 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT là thí nghiệm xuyên động được thực hiện trong hố khoan, được dùng làm cơ sở để phân chia các lớp đất đá, xác định độ chặt của đất loại cát, trạng thái của đất loại sét, xác định vị trí lớp đất đặt mũi cọc, tính toán khả năng chịu tải của cọc, cũng như thiết kế móng nông… Thí nghiệm này còn được dùng để xác định chiều sâu dừng khảo sát, đánh giá khả năng hoá lỏng của đất loại cát bão hoà nước.
D.3 Thí nghiệm cắt cánh được thực hiện trong các lớp đất có trạng thái từ dẻo mềm đến chảy, trong  hố khoan để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất, cung cấp thêm các thông tin cho việc thiết kế và thi công các công trình ngầm có độ sâu không lớn.
D.4 Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan được sử dụng cho các lớp đất rời và đất dính và thực hiện được ở các độ sâu khác nhau để xác định đặc tính biến dạng và mô đun biến dạng ngang của đất đá.
D.5 Thí nghiệm ép nước trong hố khoan được dùng để xác định tính thấm nước, khả năng hấp thụ nước của đá gốc nứt nẻ. Bản chất của phương pháp thí nghiệm là cách ly từng đoạn hố khoan bằng các nút chuyên môn, sau đó ép nước vào các đoạn đất đá cách ly với các chế độ áp lực định trước.
D.6 Thí nghiệm hút nước từ hố khoan nhằm xác định lưu lượng, hệ số thấm, kể cả của đất ở thành hố móng, độ dốc thuỷ lực và khả năng có thể sinh ra áp lực thuỷ động… phục vụ cho công tác thiết kế chống giữ  và chống thấm cho thành và đáy hố móng, công tác thiết kế thi công hạ mực nước ngầm
D.7 Quan trắc nước để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm:
D.7.1 Đo mực nước tĩnh (ống standpipe): chiều sâu đặt ống < 15m nhằm cung cấp các thông tin về chế độ nước mặt. Ống đo nước cho phép thấm vào bên trong trên toàn bộ chiều dài. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công hố đào, tường tầng hầm , đề xuất biện pháp làm khô đáy móng cho việc thi công.
D.7.2  Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer): độ sâu đặt đầu đo phụ thuộc vào cấu tạo địa tầng và vị trí tầng chứa nước. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công cọc nhồi, tường trong đất, các giải pháp thi công theo công nghệ ướt (chọn công nghệ thi công thích hợp).        
D.8 Thí nghiệm xác định điện trở của đất: được thực hiện trong lòng hố khoan theo độ sâu để cung cấp các thông số thiết kế chống sét và tiếp đất.
D.9 Trong một số trường hợp cần xác định tầng hoặc túi chứa khí trong đất có khả năng gây nhiễm độc hoặc cháy nổ khi khoan cọc nhồi hoặc đào hố móng sâu.
D.10 Khi khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công móng cọc, tiến hành công tác thí nghiệm nén tĩnh để xác định sức chịu tải của cọc đơn và các phương pháp khác để kiểm tra chất lượng cây cọc. Khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.


PHỤ LỤC E (THAM KHẢO)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG
E.1 Phương pháp thí nghiệm trong phòng cần phải được lựa chọn thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phù hợp với các mô hình tính toán, thiết kế đã được đặt ra trong nhiệm vụ KSĐKT.
E.2 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý để nhận dạng và phân loại đất.
E.3 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu biến dạng (thông qua thí nghiệm nén không nở hông), các chỉ tiêu cường độ (thông qua các thí nghiệm nén ba trục, thí nghiệm nén một trục nở hông hoặc thí nghiệm cắt trực tiếp). Các phương pháp và sơ đồ thí nghiệm nén và cắt cần được lựa chọn tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc thực tế của công trình, mô hình tính toán thiết kế phần ngầm công trình.
E.4 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cường độ của đất nền cần phù hợp với các qui định sau:
E.4.1 Việc lựa chọn phương pháp và sơ đồ thí nghiệm cắt cần dựa theo phương pháp tính toán, tốc độ thi công và điều kiện thoát nước của đất nền để xác định và phù hợp với tình trạng chịu lực thực tế của công trình. Đối với công trình tốc độ thi công tương đối nhanh, đất thoát nước kém có thể dùng thí nghiệm cắt nhanh không cố kết, không thoát nước. Đối với công trình tốc độ thi công chậm, đất thoát nước tốt có thể dùng thí nghiệm cắt cố kết không thoát nước nhưng nên tính đến mức độ cố kết của đất nền do tải trọng công trình và tải trọng cố kết trước tác dụng.
E.4.2 Để tính toán độ ổn định của mái dốc và thiết kế tường chắn, neo trong đất… nên sử dụng thí nghiệm nén ba trục không thoát nước, không cố kết hoặc thí nghiệm nén nở hông, thí nghiệm cắt phẳng nhanh không thoát nước.
E.4.3 Khi cần dùng chỉ tiêu cường độ để tính sức chịu tải của cọc, thí nghiệm trong phòng phải phù hợp với các qui định sau:
E.4.3.1 Khi cần tính ma sát cực hạn dọc thân cọc, có thể sử dụng giá trị Cu,ju của thí nghiệm không cố kết, không thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
E.4.3. 2 Khi cần tính sức chống cực hạn dưới mũi cọc, đối với đất sét có thể sử dụng giá trị Ccu,jcu của thí nghiệm cố kết không thoát nước hoặc giá trị C’, j’ của thí nghiệm cố kết thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
E.5 Thí nghiệm nén cố kết được sử dụng để xác định tính biến dạng của đất nền, mức độ cố kết, nhằm đánh giá khả năng xuất hiện lực ma sát âm. Đối với công tác hố đào, để quan trắc biến dạng đàn hồi, nên tiến hành thí nghiệm nén, dỡ tải theo từng cấp theo điều kiện làm việc thực tế công trình.
E.6 Đối với mẫu đá nên xác định cường độ kháng nén một trục của đá ở trạng thái tự nhiên và trạng thái bão hoà. Trong một số trường hợp cần thiết có thể xác định thêm thành phần thạch học, thành vật khoáng hoá của đá.
E.7 Mẫu nước cần phải được thí nghiệm để đánh giá tính chất và mức độ ăn mòn của nước đối với kết cấu bê tông móng.
BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 14 /2006/QĐ-BXD
Hà nội, ngày 24  tháng 5 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH  TCXDVN 194: 2006 " NHÀ CAO TẦNG - CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT "
BỘ TRƯỞNG  BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ  Nghị định số 36 / 2003 / NĐ-CP ngày 4 / 4 / 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Xét đề  nghị  của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành  kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam : 
TCXDVN 194 : 2006  " Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật "
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này ./.


Nơi nhận:                                                                                 
- Như điều 3
- VP Chính Phủ
- Công báo          
- Bộ Tư pháp
- Vụ Pháp chế
- Lưu VP&Vụ KHCN
K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn  Văn  Liên

LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 194 : 2006 "Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật" được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số:    14  /2006/QĐ-BXD ký ngày 24 tháng  5 năm 2006.
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM                                                                  TCXDVN 194 : 2006
SỬA ĐỔI 1 : 2006

NHÀ CAO TẦNG – CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
High Rise Building – Guide for Geotechnical Investigation
1.                   Phạm vi ứng dụng
-                      Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật (KSĐKT) phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.
-                      Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCXD 194 : 1997.
2. Tài liệu viện dẫn
TCXD 160 : 1987,  Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc;
TCVN 4419 : 1987,  Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
TCXD 112 : 1984, Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình;
TCXD 203 : 1997, Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9. (Tham khảo phụ lục A).
3.2 Khảo sát địa kỹ thuật là một phần của công tác khảo sát xây dựng nhằm điều tra, xác định và đánh giá các điều kiện địa kỹ thuật để xây dựng nhà và công trình; đồng thời xem xét tương tác của môi trường địa chất với bản thân nhà và công trình trong quá trình xây dựng và khai thác chúng.
3.3 Đề cương khảo sát địa kỹ thuật qui định thành phần, khối lượng công tác khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật. Ngoài ra, đề cương  khảo sát địa kỹ thuật cần trình bày giải pháp tổ chức thực hiện, tiến độ, giá thành dự kiến của công tác khảo sát.
3.4 Hố khoan thông thường là những hố khoan khảo sát phục vụ trực tiếp cho thiết kế công trình xây dựng.
3.5 Hố khoan khống chế là những hố khoan khảo sát được sử dụng với mục đích nắm bắt toàn bộ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Hố khoan  khống chế thường sâu hơn các hố khoan thông thường, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều.
4. Qui định chung
4.1 Nhiệm vụ KSĐKT cho thiết kế, thi công nền móng nhà cao tầng do nhà thầu tư vấn thiết kế lập, chủ đầu tư  phê duyệt. Đề cương KSĐKT được nhà thầu  khảo sát soạn thảo trên cơ sở nhiệm vụ  KSĐKT và được chủ đầu tư phê duyệt.
4.2 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thiết kế: KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật và KSĐKT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Khi vị trí công trình xây dựng đã được xác định có thể bỏ qua giai đoạn khảo sát trước thiết kế cơ sở.
4.3 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng gắn liền với công tác khảo sát chung cho xây dựng, theo TCVN 4419 : 1987.
4.4. Cơ sở để lập đề cương KSĐKT:
-                      Các tài liệu lưu trữ liên quan đến khu vực dự  kiến xây dựng: cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, các vấn đề về động lực công trình, tính chất cơ lý của đất đá;
-                      Nhiệm vụ KSĐKT, các số liệu liên quan đến đặc điểm công trình như mặt bằng, kết cấu, công năng sử dụng. 
4.5 Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong  KSĐKT cho nhà cao tầng:
4.5.1 Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, bao gồm: đặc điểm địa kiến tạo (địa tầng, cấu trúc địa chất , kiến tạo); địa hình - địa mạo; địa chất thuỷ văn; các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình; tính chất cơ lý của đất đá; vật liệu xây dựng thiên nhiên.
4.5.2 Trong mọi trường hợp, đều phải chỉ rõ vị trí và những đặc điểm của lớp đất có thể mang phần lớn hoặc phần đáng kể của tải trọng công trình (gọi là lớp mang tải).
4.5.3 Khi lớp mang tải ở tương đối sâu hoặc sâu, phải dùng móng cọc để truyền tải trọng xuống, cần cung cấp những thông tin về phạm vi phân bố cùng các tính chất cơ lý của mỗi lớp đất mà cọc xuyên qua, hệ số ma sát của đất với cọc, khả năng phát sinh lực ma sát âm lên cọc trong trường hợp sử dụng cọc ma sát và đặc biệt là của lớp đất chịu lực dưới mũi cọc trong trường hợp sử dụng cọc chống.
4.5.4 Khi  lớp mang tải là đá cần làm rõ mức độ phong hoá và nứt nẻ, chỉ số RQD, các tính chất vật lý cần thiết, sức kháng nén dọc trục của lõi đá. Trong một số trường hợp cần xác định sức kháng cắt, kháng tách vỡ của đá.
4.5.5 Khi có một hoặc một số quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình (động đất, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, karst,...), ngoài việc giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tham khảo các tiêu chuẩn tương ứng để thực hiện những khảo sát bổ sung.
4.5.6 Khi dự kiến áp dụng các giải pháp xử lý nền, cần tiến hành thử nghiệm và quan trắc trước cũng như sau khi xử lý.
4.5.7 Khi thiết kế hố đào sâu, cần thí nghiệm và dự báo khả năng hạ thấp mực nước ngầm, mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận, kiến nghị các giải pháp xử lý nếu cần.
5. Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác KSĐKT
5.1. KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở
5.1.1. Kết quả khảo sát của giai đoạn này dùng để luận chứng cho qui hoạch tổng thể và lập phương án cho giai đoạn khảo sát tiếp theo.
5.1.2. Trong giai đoạn này cần làm rõ các vấn đề sau:
-                      Đánh giá sơ bộ các yếu tố điều kiện địa chất công trình;
-                      Khả năng bố trí một cách thích hợp các công trình xây dựng;
-                      Các loại móng có khả năng sử dụng cho công trình.
5.1.3. Phương pháp khảo sát là thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến khu vực khảo sát. Trong trường hợp cần thiết thì bổ sung thêm đo vẽ địa chất công trình.
5.2 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở
5.2.1 Mục tiêu KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở là cung cấp số liệu về địa tầng cấu trúc địa tầng, tính chất cơ lý của đất đá, nước dưới đất làm cơ sở cho việc lập luận chứng và kiến nghị các phương án móng thích hợp.
5.2.2 Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
-                      Xác định sự phân bố của các các lớp đất đá theo diện và chiều sâu;
-                      Xác định  đặc tính cơ lý của các lớp đất, mực nước dưới đất và đánh giá sơ bộ về khả năng ăn mòn của nước ;
-                      Đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải, tính nén lún của các lớp đất đá nghiên cứu;
-                      Đánh giá sơ bộ các hiện tượng địa chất bất lợi ảnh hưởng đến  công tác thi công hố đào sâu và kiến nghị các phương án chống đỡ.
5.2.3 Phương pháp khảo sát:
-                      Phương pháp địa vật lý;
-                      Khoan  kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu đất để mô tả và phân tầng. Khối lượng mẫu nguyên trạng để thí nghiệm trong phòng được lấy trong một số hố khoan đại diện , theo điều 4.3.4 của TCXD 112 : 1984;
-                      Thí nghiệm xuyên tĩnh được xen kẽ giữa các hố khoan, nhằm xác định sự biến đổi tổng quát bề dày các lớp đất và độ cứng của chúng;
-                      Thí nghiệm cắt cánh hiện trường (đối với đất có độ trạng thái từ dẻo mềm đến chảy);
-                      Thí nghiệm trong phòng với mẫu đất nguyên trạng xác định các chỉ tiêu phân loại đất, độ bền và tính biến dạng của các loại đất;
-                      Phân tích hoá học một số mẫu nước đặc trưng.
GHI CHÚ. Các phương pháp thí nghiệm hiện trường:  tham khảo theo phụ lục D. Tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ khảo sát mà lựa chọn và bổ sung  phương pháp thí nghiệm phù hợp.
5.2.4 Bố trí mạng lưới thăm dò
5.2.4.1 Trong giai đoạn khảo sát phục vụ thiết kế cơ sở, các điểm thăm dò được bố trí theo mạng lưới, khoảng cách giữa các điểm khảo sát  được quyết định  dựa trên các yếu tố sau:
-                      Mức độ đầy đủ và chất lượng của các tài liệu thu thập được trong giai đoạn điều tra ban đầu;
-                      Mức độ quan trọng và phức tạp của kết cấu, tải trọng và diện tích bố trí công trình;
-                      Mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình.
 GHI CHÚ. Nên tham khảo bảng phân cấp mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình tham khảo ở phụ lục 2 của TCVN 4419:1987.
5.2.4.2 Khoảng cách giữa các điểm khảo sát thường dao động từ 50m đến 200m Tuy nhiên việc bố trí cụ thể các điểm khảo sát còn biến đổi tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố  của từng khu trong khu đất xây dựng công trình. Có thể bố trí thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm nén ngang, thí nghiệm xuyên giữa các hố khoan với khoảng cách dày hơn tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật.
5.2.5 Chiều sâu các điểm thăm dò được xác định tuỳ thuộc công trình, mức độ quan trọng của kết cấu, mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình. (tham khảo phụ lục B).
5.3 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế kỹ thuật
5.3.1 Mục đích KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật là cung cấp đầy đủ và chi tiết số liệu về cấu trúc địa chất, các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, nước dưới đất của khu đất xây dựng để chính xác hoá vị trí xây dựng các hạng mục công trình và tính toán thiết kế nền móng công trình.
5.3.2 Nhiệm vụ khảo sát là làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình; phân chia chi tiết các lớp đất đá; đặc điểm địa chất thuỷ văn và các hiện tượng địa chất bất lợi cho xây dựng công trình; lấy các mẫu nước dưới đất để xác định các tính chất vật lý , phân tích thành phần hoá học và đánh giá khả năng ăn mòn đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
5.3.3 Khảo sát địa kỹ thuật  phục vụ thiết kế thi công hố đào sâu:
-                      Làm rõ sự phân bố và chiều dày các lớp đất trong phạm vi ảnh hưởng thi công hố đào, các chỉ tiêu cơ học của đất nền cần đáp ứng mô hình tính toán thiết kế;
-                      Làm rõ hiện trạng, đặc điểm kết cấu và khả năng biến dạng đối với các công trình lân cận và công trình ngầm do thi công hố đào. Tại khu vực có đường ống tập trung dày đặc, cần phải thu thập các hồ sơ dữ liệu để làm rõ loại hình, mặt bằng bố trí, độ sâu và khi cần thiết nên tiến hành thăm dò hệ thống đường ống dưới công trình;
-                      Cung cấp các thông số, điều kiện địa chất thuỷ văn phục vụ tính toán chống giữ và chống thấm cho thành và đáy hố đào.
5.3.4 Khảo sát phục vụ phương án gia cố nền (nếu có):
-                      Cung cấp các thông số cơ lý của đất nền cần thiết cho công tác thiết kế và thi công; phương án xử lý gia cố;
-                      Đánh giá khả năng ảnh hưởng của phương án xử lý gia cố đối với môi trường và công trình lân cận. Kiến  nghị các phương án xử lý tương ứng.
5.3.5 Phương pháp khảo sát thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật:
-    Khoan  kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu thí nghiệm. Lấy mẫu đất để xác định các chỉ tiêu cơ lý. Số lượng mẫu thí nghiệm cho từng lớp đất phải đủ tập hợp thống kê, bảo đảm độ tin cậy yêu cầu được qui định trong các tiêu chuẩn xây dựng.
-                      Thí nghiệm xuyên tĩnh để cung cấp số liệu cho thiết kế móng cọc;
-                      Thí nghiệm xuyên động được kết hợp để chính xác hoá mái lớp tựa cọc và lựa chọn phương pháp đóng cọc;
-                      Thí nghiệm cắt cánh sử dụng chủ yếu với đất yếu (bùn, than bùn, đất có trạng thaí từ dẻo mềm đến chảy);
-                      Quan trắc nước dưới đất để xác định chế độ biến đổi mực nước tĩnh, đo áp lực nước theo chiều sâu;
-                      Thí nghiệm xác định hệ số thấm của đất đá tại hiện trường;
-                      Thí nghiệm trong phòng các mẫu đất đá nguyên trạng và không nguyên trạng lấy trong các hố khoan và hố đào thăm dò. Ngoài việc thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu cơ lý, cần phải xác định các đặc trưng tính thấm nước, trương nở và co ngót của đất đá đặt tầng hầm. Phân tích đánh giá mức độ ăn mòn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của nước dưới đất.
GHI CHÚ. Tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ khảo sát cụ thể mà lựa chọn các phương pháp khảo sát cho phù hợp.
5.3.6 Bố trí mạng lưới khảo sát
5.3.6.1 Mạng lưới thăm dò phải được bố trí trực tiếp ở phạm vi móng các khối nhà, công trình hoặc hạng mục công trình. Khoảng cách giữa các điểm thăm dò tuỳ thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, cấp loại công trình, kích thước mặt bằng nhà và tính nhạy cảm với sự lún không đều của đất nền ( phụ lục C).
5.3.6.2 Thành phần và khối lượng công tác khảo sát để thiết kế móng cọc ma sát có thể tham khảo tại bảng 1 của TCXD 160 : 1987.
5.3.6.3 Số lượng các điểm khảo sát khống chế không được ít hơn 1/3 số lượng điểm khảo sát.
5.3.6.4 Số lượng điểm khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trường không ít hơn 2/3 tổng số điểm khảo sát.
5.3.7 Chiều sâu các điểm thăm dò
5.3.7.1 Chiều sâu thăm dò trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì phụ thuộc chủ yếu vào kết quả khảo sát của giai đoạn trước và loại nền móng sử dụng.
5.3.7.2  Đối với công trình trên nền tự nhiên , chiều sâu của các công trình thăm dò phụ thuộc vào chiều sâu của đới chịu nén  nhưng phải lớn hơn chiều sâu đới chịu nén từ 1m đến 2m (mục 4.4.4 và 4.4.5 của TCXD 112 : 1984).
5.3.7.3 Đối với cọc chống hoặc cọc có mũi chịu lực là chính, chiều sâu thăm dò không ít hơn 5m dưới mũi cọc. Đối với lớp chịu lực là đá nếu gặp dải vụn do đứt gãy hoặc hang động nên khoan xuyên vào trong lớp đá gốc không phong hoá  ít nhất 3m.
5.3.7.4 Đối với cọc ma  sát hoặc ma sát là chính, chiều sâu thăm dò phải vượt qua chiều sâu vùng hoạt động của móng khối qui ước dưới mũi cọc, tới độ sâu mà  ứng suất của công trình truyền xuống nhỏ hơn hoặc bằng 15% ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây ra.
5.3.7.5  Đối với phương án dùng cọc có độ dài khác nhau, chiều  sâu khảo sát được xác định theo cọc có chiều dài lớn nhất.
5.3.7.6 Chiều sâu và phạm vi khảo sát cho hố đào phải căn cứ vào điều kiện địa chất công trình và yêu cầu thiết kế để xác định:
- Độ sâu thăm dò nên lấy từ 2 ¸ 3 lần chiều sâu hố đào.Trong phạm vi này, nếu gặp  lớp sét cứng, lớp sỏi cuội hoặc đá, có thể căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật gia cố mà giảm chiều sâu khảo sát;
- Mặt bằng phạm vi khảo sát nên rộng hơn phạm vi hố đào, từ 2 ¸ 3 lần chiều sâu hố đào;
- Tại khu vực có lớp đất yếu dày, phạm vi và chiều sâu khảo sát nên mở rộng một cách thích hợp. Ngoài khu vực hố đào, cần thiết phải điều tra nghiên cứu, thu thập tài liệu để bổ sung.
5.4 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công - khảo sát phục vụ thi công
5.4.1 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn này được tiến hành trước hoặc trong quá trình thi công công trình. Mục đích giai đoạn khảo sát này là kiểm tra và chính xác hoá các vấn đề còn tồn nghi, thiếu hoặc bổ sung cho phương án dự phòng được đề cập trong kết luận và kiến nghị khi kết thúc giai đoạn thiết kế để chuyển sang giai đoạn thi công.
5.4.2 Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
-                      Bổ sung hoặc làm chính xác một số thông tin về địa tầng, cấu trúc địa chất, chỉ tiêu cơ lý của đất và của nước dưới đất trong trường hợp cần thiết để khẳng định hoặc điều chỉnh phương án thi công;
-                      Thí nghiệm kiểm tra kết quả trong và sau thi công như nén tĩnh cọc, siêu âm, khoan kiểm tra lõi cọc, lắp đặt thiết bị và quan trắc lún, vv... Nếu có phương án xử lý gia cố nền cần tiến hành thí nghiệm hiện trường để đối chứng, kiểm tra tham số thiết kế và hiệu quả của phương án gia cố.
5.4.3 Mạng lưới bố trí và chiều sâu thăm dò được quyết định tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.
6. Quan trắc địa kỹ thuật
6.1 Quan trắc địa kỹ thuật nhằm mục đích theo dõi sự thay đổi biến dạng và độ bền của đất đá cũng như của công trình xây dựng trong quá trình thi công và khai thác. Vị trí và thời gian quan trắc được xác định tuỳ theo đặc điểm công trình xây dựng và điều kiện địa kỹ thuật khu vực xây dựng.
6.2 Quan trắc địa kỹ thuật phải phản ánh được qui mô, trị số của các hiện tượng theo không gian và thời gian, phát hiện chiều hướng phát triển của các hiện tượng bất lợi nhằm hoạch định các biện pháp phòng chống hữu hiệu.
6.3 Đối với nhà cao tầng, đối tượng quan trắc chính là nhà và hố móng đào sâu.
6.4 Đối với nhà, công tác quan trắc chủ yếu là quan trắc độ lún, độ nghiêng, nứt và hư hỏng . Thiết bị quan trắc, phương pháp quan trắc và tiêu chuẩn đo  cần phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCXD 203:1997.
6.5 Đối với hố đào sâu, quan trắc địa kỹ thuật chủ yếu phục vụ thi công, bao gồm:
-                      Lún bề mặt đất xung quanh hố đào;
-                      Chuyển vị ngang thành hố đào;
-                      Mực nước ngầm hoặc mực thuỷ áp;
-                      Bùng nền đáy hố đào;
-                      Chuyển vị đỉnh tường cừ;
-                      Áp lực đất tác dụng vào tường cừ;
-                      Chuyển vị và ứng suất trong các thanh chống của hệ chống đỡ;
-                      Biến dạng nhà và công trình lân cận.
6.6 Trong trường hợp công trình được xây dựng cạnh các công trình cũ, cần thực hiện các thí nghiệm và quan trắc đối với các công trình lân cận để có biện pháp xử lý kịp thời , bao gồm các công tác sau:
-                      Quan sát hiện trạng nền móng lân cận, loại móng, trạng thái của móng. Có thể tiến hành hố đào mở để quan sát hình dáng, hiện trạng và kích thước móng lân cận;
-                      Quan sát hiện trạng của phần thân công trình, các vết nứt và hư hỏng đã có để đề xuất các biện pháp phòng chống cần thiết trong quá trình thi công;
-                      Đặt mốc đo lún và thiết bị đo nghiêng (inclinometer) tại công trình lân cận để theo dõi liên tục trong quá trình thi công nền móng.
7.Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật
            Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật là bản tổng hợp các kết quả khảo sát địa kỹ thuật tại hiện trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu địa kỹ thuật khu vực lân cận.  Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật gồm các phần sau:
            Mở đầu:
-                      Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;
-                      Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc bịêt khác.
I.PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT
-                      Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;
-                      Bố trí các điểm thăm dò;
-                      Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương pháp khảo sát và thí nghiệm.
II.  ĐIỀU KIỆN ĐỊA KỸ THUẬT CỦA ĐẤT NỀN:
-                      Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;
-                      Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền móng và công trình;
-                      Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng.
-                      Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có);
III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA KỸ THUẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
-                      Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;
-                      Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;
-                      Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;
-                      Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình;
-                      Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
V. PHẦN PHỤ LỤC
            Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết phải có:
-                      Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;
-                      Các trụ địa tầng hố khoan;
-                      Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện...;
-                      Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;
-                      Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;
-                      Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;
-                      Tài liệu tham khảo.



PHỤ LỤC A (THAM KHẢO)
 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VỀ NHÀ CAO TẦNG
A.1. Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế:
Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.
A.2. Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)
A.3. Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau. Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được trình bày ở bảng A.

Bảng A -  Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước
Tên nước
Độ cao khởi đầu
Trung Quốc
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28m
Liên Xô (cũ)
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng
Mỹ
22 ¸ 25 m hoặc trên 7 tầng
Pháp
Nhà ở  > 50m, kiến trúc khác > 28m
Anh
24,3m
Nhật Bản
11 tầng, 31m
Tây Đức
≥ 22m (từ mặt nền nhà)
Bỉ
25m (từ mặt đất ngoài nhà)




PHỤ LỤC B (THAM KHẢO)
Chiều sâu các điểm thăm dò - Giai đoạn khảo sát cho thiết kế cơ sở
B.1 Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, qui mô lớn đến rất lớn:
-                      Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/2 số điểm khoan vào đất tốt ít nhất 3m (NSPT > 30);
-                      Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m ¸ 15m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m;
-                      Mỗi hạng mục (hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống chế.
B.2  Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, qui mô khá lớn:
-                      Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/3 số điểm khoan vào đất tốt ít nhất 3m (NSPT > 30);
-                      Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m;
-                      Mỗi hạng mục (hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống chế.
B.3 Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường, qui mô khá lớn:
-   Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 5m ¸ 10m;
-                      Nếu gặp đá nông: khoan chạm vào đá không bị phong hoá;
-                      Một hố khoan khống chế cho toàn khu.



PHỤ LỤC C (THAM KHẢO)
 BỐ TRÍ MẠNG LUÓI THĂM DÒ - GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT CHO THIẾT KẾ KỸ THUẬT
C.1 Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, nhạy cảm với độ lún và lún lệch:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 20m ¸ 30m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 10m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và không ít hơn  3¸ 5 điểm cho một cụm nhà hoặc công trình;
-                      Trong trường hợp đặc biệt cần khoanh sự phân bố các lớp đất yếu, sự phân bố của các khối trượt và karst… thì khoảng cách bố trí có thể < 20m.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.
C.2  Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, khá nhạy cảm với lún không đều:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 30m ¸ 50m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 15m ¸ 25m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và không ít hơn  3¸ 5 điểm cho một cụm nhà hoặc công trình.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.
C.3 Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường:
-                      Khoảng cách khoan thông thường từ 50m ¸ 75m; có thể bổ sung xuyên với khoảng cách trung bình 25m ¸ 30m;
-                      Yêu cầu có không ít hơn 3 điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ hoặc cho một cụm nhà hoặc công trình.
GHI CHÚ. Khi điều kiện địa chất của đất nền phức tạp, hoặc thiết kế có yêu cầu đặc biệt, có thể bố trí khoảng cách dày lên một cách thích hợp.



PHỤ LỤC D (THAM KHẢO)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
D.1 Thí nghiệm xuyên tĩnh có thể được thực hiện để làm rõ tính đồng nhất của địa tầng, đặc tính biến dạng và sức chịu tải của đất nền, dự tính sức chịu  tải của cọc đơn.v.v. Thí nghiệm được thực hiện trong các lớp đất dính và đất rời không chứa cuội sỏi. Mục đích của thí nghiệm này là cung cấp thêm các thông tin để thiết kế và thi công các phần ngầm có độ sâu không lớn.
D.2 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT là thí nghiệm xuyên động được thực hiện trong hố khoan, được dùng làm cơ sở để phân chia các lớp đất đá, xác định độ chặt của đất loại cát, trạng thái của đất loại sét, xác định vị trí lớp đất đặt mũi cọc, tính toán khả năng chịu tải của cọc, cũng như thiết kế móng nông… Thí nghiệm này còn được dùng để xác định chiều sâu dừng khảo sát, đánh giá khả năng hoá lỏng của đất loại cát bão hoà nước.
D.3 Thí nghiệm cắt cánh được thực hiện trong các lớp đất có trạng thái từ dẻo mềm đến chảy, trong  hố khoan để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất, cung cấp thêm các thông tin cho việc thiết kế và thi công các công trình ngầm có độ sâu không lớn.
D.4 Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan được sử dụng cho các lớp đất rời và đất dính và thực hiện được ở các độ sâu khác nhau để xác định đặc tính biến dạng và mô đun biến dạng ngang của đất đá.
D.5 Thí nghiệm ép nước trong hố khoan được dùng để xác định tính thấm nước, khả năng hấp thụ nước của đá gốc nứt nẻ. Bản chất của phương pháp thí nghiệm là cách ly từng đoạn hố khoan bằng các nút chuyên môn, sau đó ép nước vào các đoạn đất đá cách ly với các chế độ áp lực định trước.
D.6 Thí nghiệm hút nước từ hố khoan nhằm xác định lưu lượng, hệ số thấm, kể cả của đất ở thành hố móng, độ dốc thuỷ lực và khả năng có thể sinh ra áp lực thuỷ động… phục vụ cho công tác thiết kế chống giữ  và chống thấm cho thành và đáy hố móng, công tác thiết kế thi công hạ mực nước ngầm
D.7 Quan trắc nước để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm:
D.7.1 Đo mực nước tĩnh (ống standpipe): chiều sâu đặt ống < 15m nhằm cung cấp các thông tin về chế độ nước mặt. Ống đo nước cho phép thấm vào bên trong trên toàn bộ chiều dài. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công hố đào, tường tầng hầm , đề xuất biện pháp làm khô đáy móng cho việc thi công.
D.7.2  Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer): độ sâu đặt đầu đo phụ thuộc vào cấu tạo địa tầng và vị trí tầng chứa nước. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công cọc nhồi, tường trong đất, các giải pháp thi công theo công nghệ ướt (chọn công nghệ thi công thích hợp).        
D.8 Thí nghiệm xác định điện trở của đất: được thực hiện trong lòng hố khoan theo độ sâu để cung cấp các thông số thiết kế chống sét và tiếp đất.
D.9 Trong một số trường hợp cần xác định tầng hoặc túi chứa khí trong đất có khả năng gây nhiễm độc hoặc cháy nổ khi khoan cọc nhồi hoặc đào hố móng sâu.
D.10 Khi khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công móng cọc, tiến hành công tác thí nghiệm nén tĩnh để xác định sức chịu tải của cọc đơn và các phương pháp khác để kiểm tra chất lượng cây cọc. Khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.


PHỤ LỤC E (THAM KHẢO)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG
E.1 Phương pháp thí nghiệm trong phòng cần phải được lựa chọn thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phù hợp với các mô hình tính toán, thiết kế đã được đặt ra trong nhiệm vụ KSĐKT.
E.2 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý để nhận dạng và phân loại đất.
E.3 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu biến dạng (thông qua thí nghiệm nén không nở hông), các chỉ tiêu cường độ (thông qua các thí nghiệm nén ba trục, thí nghiệm nén một trục nở hông hoặc thí nghiệm cắt trực tiếp). Các phương pháp và sơ đồ thí nghiệm nén và cắt cần được lựa chọn tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc thực tế của công trình, mô hình tính toán thiết kế phần ngầm công trình.
E.4 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cường độ của đất nền cần phù hợp với các qui định sau:
E.4.1 Việc lựa chọn phương pháp và sơ đồ thí nghiệm cắt cần dựa theo phương pháp tính toán, tốc độ thi công và điều kiện thoát nước của đất nền để xác định và phù hợp với tình trạng chịu lực thực tế của công trình. Đối với công trình tốc độ thi công tương đối nhanh, đất thoát nước kém có thể dùng thí nghiệm cắt nhanh không cố kết, không thoát nước. Đối với công trình tốc độ thi công chậm, đất thoát nước tốt có thể dùng thí nghiệm cắt cố kết không thoát nước nhưng nên tính đến mức độ cố kết của đất nền do tải trọng công trình và tải trọng cố kết trước tác dụng.
E.4.2 Để tính toán độ ổn định của mái dốc và thiết kế tường chắn, neo trong đất… nên sử dụng thí nghiệm nén ba trục không thoát nước, không cố kết hoặc thí nghiệm nén nở hông, thí nghiệm cắt phẳng nhanh không thoát nước.
E.4.3 Khi cần dùng chỉ tiêu cường độ để tính sức chịu tải của cọc, thí nghiệm trong phòng phải phù hợp với các qui định sau:
E.4.3.1 Khi cần tính ma sát cực hạn dọc thân cọc, có thể sử dụng giá trị Cu,ju của thí nghiệm không cố kết, không thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
E.4.3. 2 Khi cần tính sức chống cực hạn dưới mũi cọc, đối với đất sét có thể sử dụng giá trị Ccu,jcu của thí nghiệm cố kết không thoát nước hoặc giá trị C’, j’ của thí nghiệm cố kết thoát nước trong thí nghiệm nén ba trục.
E.5 Thí nghiệm nén cố kết được sử dụng để xác định tính biến dạng của đất nền, mức độ cố kết, nhằm đánh giá khả năng xuất hiện lực ma sát âm. Đối với công tác hố đào, để quan trắc biến dạng đàn hồi, nên tiến hành thí nghiệm nén, dỡ tải theo từng cấp theo điều kiện làm việc thực tế công trình.
E.6 Đối với mẫu đá nên xác định cường độ kháng nén một trục của đá ở trạng thái tự nhiên và trạng thái bão hoà. Trong một số trường hợp cần thiết có thể xác định thêm thành phần thạch học, thành vật khoáng hoá của đá.
E.7 Mẫu nước cần phải được thí nghiệm để đánh giá tính chất và mức độ ăn mòn của nước đối với kết cấu bê tông móng.